Hà Nội đẩy nhanh tiến đô xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, tại các đơn vị y tế của Hà Nội, công tác phân loại chất thải rắn được thực hiện ngay từ các khoa lâm sàng.

KTĐT - Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, tại các đơn vị y tế của Hà Nội, công tác phân loại chất thải rắn được thực hiện ngay từ các khoa lâm sàng.

 

Các BV cũng đã đăng ký nguồn chất thải với Sở Tài nguyên và Môi trường, đảm bảo chất thải độc hại đã được xử lý không gây ô nhiễm. Tuy nhiên, theo thống kê, hiện vẫn còn gần 40 BV công ở Hà Nội chưa có hệ thống xử lý rác thải y tế. Một số đơn vị chưa có lò đốt chất thải rắn y tế đạt chuẩn.

 

Nói về những việc đã làm được trong công tác xử lý rác thải y tế, ông Nguyễn Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, về xử lý chất thải lỏng, 15 đơn vị khám chữa bệnh của ngành đã có hệ thống xử lý hoàn chỉnh theo công nghệ lắng lọc như: BV Xanh Pôn, Phụ sản Hà Nội, Thanh Nhàn, Ung bướu, Lao và Bệnh phổi, Bắc Thăng Long, Đa khoa Hà Đông, Sơn Tây, Vân Đình, Phú Xuyên... Ngoài ra, tại 20 BV tư nhân trên địa bàn cũng đã ký hợp đồng thu gom và xử lý chất thải rắn với Công ty Môi trường đô thị ; còn với chất thải lỏng, các BV xử lý theo công nghệ lắng lọc và khử khuẩn bằng Chloramin B.

 

Theo ông Dung thì Thành phố đã quan tâm chỉ đạo và đầu tư nâng cấp, xây mới hệ thống xử lý chất thải y tế, với mục tiêu đến năm 2012 tất cả BV của Hà Nội đều có hệ thống xử lý chất thải. Các BV tư nhân trên địa bàn đều có phương án xử lý chất thải y tế. Tuy nhiên, ông Dung cũng đưa ra một số khó khăn đang tồn tại. Đó là, với dân số đông, ước tính trên 8 triệu người, đặt ra nhiều thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe của mạng lưới khám chữa bệnh Thủ đô. Tình trạng quá tải ở các BV diễn ra phổ biến, khiến nguồn chất thải y tế phải xử lý khá lớn. Hệ thống xử lý tại các BV của Hà Nội được đầu tư trước đây phần lớn là công nghệ lạc hậu, đến nay đã xuống cấp, một số không thể tiếp tục hoạt động, cần được đầu tư mới và đồng bộ. "Với số lượng 577 trạm y tế xã, phường, 45 phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, hàng ngày thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, tổng lượng chất thải y tế từ những cơ sở này hàng ngày khá lớn, ước tính 3- 4 tấn/ngày. Địa bàn rộng gây khó khăn cho công tác thu gom, xử lý rác thải. Toàn thành phố có 20 BV tư nhân nhưng các BV này đều có quy mô nhỏ, hơn nữa quỹ đất eo hẹp nên việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế rất khó khăn và phần lớn thuê các công ty môi trường xử lý", ông Dung nhấn mạnh.

 

Để công tác xử lý chất thải y tế đạt kết quả tốt hơn, Hà Nội tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế cho các BV, phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh. Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo, các trạm y tế phải hợp đồng với các BV trên địa bàn hoặc Công ty Môi trường đô thị để xử lý chất thải rắn, còn chất thải lỏng y tế phải xử lý bằng Chloramin B theo quy định trước khi xả ra môi trường. Với hệ thống BV tư nhân thì thực hiện hợp đồng với công ty môi trường để thu gom, xử lý chất thải rắn y tế và xử lý chất thải lỏng bằng Chloramin B theo quy định trước khi xả ra môi trường. Những dự án BV tư nhân mới phải có phương án xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế. Tất cả các phòng khám tư nhân phải ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải rắn y tế với các đơn vị có chức năng đ điều kiện xử lý.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần