Chủ tịch UBMTTQ TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh chủ trì hội nghị. Cùng dự có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng, đại diện các ngành chức năng TP.Năm 2030 - dừng hoạt động xe máy tại các quận Theo dự thảo tờ trình của HĐND TP, toàn TP hiện có 5,255 triệu xe máy, 485.955 xe ô tô các loại, trên 1,2 triệu xe đạp, trên 1,1 vạn xe đạp điện và xe máy điện, chưa kể khoảng 10 – 15% các phương tiện ngoại tỉnh đang hoạt động. Trong khi, lượng phương tiện giao thông (PTGT) tăng bình quân hàng năm: giai đoạn 2011 – 2016 là 10,2% đối với ô tô và 6,7% đối với xe máy. Theo tính toán, nếu 60% số ô tô, xe máy hiện có lưu thông với vận tốc 20km/h, thì diện tích chiếm dụng vượt 1,34 lần so với năng lực của hệ thống GT đường bộ (trong khu vực trung tâm vượt 3,72 lần).
Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh phát biểu tại buổi phản biện về Đề án dừng lưu hành xe máy tại các quận vào năm 2030 |
Về môi trường, theo khảo sát, hoạt động GTVT chiếm khoảng 70% trong 6 nguồn gây ô nhiễm không khí, gồm: GTVT, SX công nghiệp, Xây dựng và dân sinh; Nông nghiệp và làng nghề; chôn lấp và xử lý rác thải. Trên cơ sở đó, Tờ trình đưa ra 6 giải pháp để giảm ùn tắc GT và ô nhiễm môi trường, trong đó lộ trình thực hiện gồm 3 giai đoạn đồng bộ. Giai đoạn I, đến năm 2018: Tập trung các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia GT và tăng cường công tác quản lý nhà nước về GTVT. Giai đoạn II: đến năm 2020: tập trung các giải pháp quản lý về số lượng, chất lượng phương tiện tham gia GT và phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC). Giai đoạn III, đến năm 2030, triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ đảm bảo các điều kiện cần thiết đến năm 2030, dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận.Băn khoăn tính pháp lý của Đề ánTại hội nghị, nhiều ý kiến băn khoăn cơ sở pháp lý, về việc dừng, cấm xe máy hoạt động vào năm 2030. Lý giải việc này, Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện cho biết, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định quy định thu hồi sản phẩm thải bỏ. Theo đó, từ 1/1/2018, xe mô tô, xe gắn máy các loại, ô tô các loại, sẽ bị cấm lưu hành, khi hoạt động không bảo đảm về MT không khí… Tuy vậy, GS. TS Nguyễn Viết Trung (Trường ĐH GTVT) cho rằng, chỉ tiêu đến năm 2030 cấm xe máy là không thể đạt được vì chỉ còn 13 năm nữa, lộ trình này cần phải dài thêm có thể đến năm 2040 và cũng chỉ là hạn chế ở mức nào đó, ông Trung nói và kiến nghị, cùng với đó, TP nên tổ chức dịch vụ xe đạp công cộng cho người có nhà ở cách xa bến xe buýt… PGS.TS Nguyễn Quang Toàn (Trường ĐH GTVT) cho rằng, Hà Nội cần phát triển nhanh các loại hình GT, nhất là VTHKCC. Khi VTHKCC chiếm đến 70 -80% thì việc hạn chế, việc hạn chế xe cá nhân là đúng về lâu dài nhưng cấm xe máy trong tương lai gần là không thể. TS Nguyễn Quang Toàn cũng cho rằng, 6 nhóm giải pháp này liên quan chặt chẽ với nhau và phải được tiến hành đồng bộ, việc thực hiện đó đòi hỏi ý chí cao, nguồn lực lớn và thời gian tính bằng chục năm.
GS.TS Ông Bùi Xuân Cậy (nguyên trưởng bộ môn Công trình, Trường ĐHGTVT) cho biết: Việc cấm xe máy cũng có nước, có TP làm nhưng đa phần vẫn sử dụng. Như: Đài Loan, Thái Lan… thu nhập bình quân đầu người gấp đôi chúng ta hiện nay nhưng họ vẫn sử dụng xe máy. Liệu đến năm 2030 thu nhập đầu người của chúng ta đạt được như các nước nên trên hiện nay hay không? Theo ông Cậy, TP nên đưa chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2030 giảm được khoảng 50% số lượng xe máy lưu thông trên đường ở các quận nội thành là hợp lý. Ông Trần Danh Lợi - Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, đề nghị, trong phần giải pháp cần đi sâu, ứng dụng CNTT trong quản lý giao thông đô thị. Theo ông Lợi, đây là “chìa khóa Vàng” chống ùn tắc GT trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0… Theo ông Trần Danh Lợi, với hơn 300 đèn tín hiệu hiện nay chu kì rất bất hợp lý vì lưu lượng xe thay đổi thường xuyên theo ngày, theo giờ… Ông Lợi đề nghị, TP lập một tổ tư vấn, giúp Chủ tịch UBND TP thực hiện việc này. Tổ này, tham mưu, xây dựng phần mềm ứng dụng quản lý, theo dõi lưu lượng phương tiện GT các loại, từ đó, thông báo, tình hình phương tiện GT lưu thông trên các tuyến đường để báo về trung tâm cảnh sát giao thông, nắm bắt điều tiết, phần luồng, diều khiển các tín hiệu GT cho phù hợp sẽ chống ùn tắc giao thông. Ông Tô Anh Tuấn (nguyên Giám đốc Sở QH-KT) – Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội, cho rằng, Đề án, mới tập trung một vế là, cấm xe máy, nhưng lại chưa có hướng mở ra: “Sau cấm xe máy, thì thay vào đó là phương tiện gì để họ sử dụng ?”, ông Tuấn đặt câu hỏi và đề xuất: nhóm giải pháp đầu tiên là hạn chế bớt nhu cầu đi lại bằng cách phân bố dân cư hợp lý giải, phân bố hàng hóa hợp lý. Hai là, phân bố nhu cầu đi lại phù hợp với nhu cầu đi lại và điều kiện cơ sở, bởi, có tình trạng có nhiều tuyến đường rộng thênh thang nhưng không có mấy người đi. Sau nữa mới là nhóm giải pháp đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Xây dựng môi trường sống tốt cho người dânTiếp thu các ý kiến, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng, nêu rõ: Thành ủy, HĐND, UBND TP đang tập trung các giải pháp, quản lý giao thông đô thị, với mục tiêu cao nhất phát triển kinh tế TP song song với nâng cao chất lượng sống.
Đây là mục tiêu cao nhất và đề án này cũng là sự chăm lo sự bền vững cho người dân Thủ đô. “Chúng ta hãy tưởng tượng đến một TP phát triển GTCC, tuyên truyền giáo dục người dân về ATGT, TNGT giảm cả 3 tiêu chí và người tham gia giao thông không bị nắng, mưa, tai nạn… Với một đề án nhân văn như vậy chúng ta phải quyết tâm làm”, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng nói. Để làm được việc này, Thành ủy, đề nghị phải làm đồng bộ các giải pháp. Lộ trình thực hiện phải phù hợp với TP, phù hợp với quy phạm pháp luật. Việc này, TP phải làm cả một quá trình dài đến năm 2030 để đầu tư hạ tầng kết cấu, đầu tư phương tiện giao thông…Với quan điểm TP hướng đến người dân, hướng đến xây dựng TP bền vững vì Nhân dân. Chủ tịch MTTQ TP Vũ Hồng Khanh, nhận định, Các ý kiến tiếp cận ở hội nghị, với nhiều góc độ khác nhau, nhưng cơ bản đồng tìnnh, sự cần thiết có nghị quyết này. Tuy nhiên, các ý kiến góp ý ban soạn thảo, cần bổ sung tính pháp lý của văn bản; phần mục tiêu, còn nhiều băn khoăn về giải pháp thực hiện. Trong đó, chỉ tiêu VTHKCC chiếm 30% đến 50% của thị phần vận tải là cao, cần tính toán để có báo cáo kỹ hơn.
Năm 2016, TP có 41 điểm ùn tắc và có nguy cơ ùn tắc GT, giảm 3 điểm so với năm 2015. Trong đó, đã xử lý 20 điểm trong năm 2016 nhưng phát sinh trở lại 4 điểm và phát sinh mới 13 điểm. Hầu hết các điểm ùn tắc GT tập trung chủ yếu trong vành đai 3 và các tuyến đường vành đai, các trục hướng tâm…. |