Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

"Hà Nội - Ngày Chủ nhật không túi nilon": Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Lễ phát động chương trình này đã diễn ra ngày hôm qua 8/8, tại Công viên Nước Hồ Tây. UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở TN&MT triển khai nhân rộng chương trình trước Đại lễ 1000 năm, với quy mô sâu rộng hơn, tác động đến nhiều đối tượng hơn trong phạm vi toàn Thủ đô.

KTĐT - Lễ phát động chương trình này đã diễn ra ngày hôm qua 8/8, tại Công viên Nước Hồ Tây. UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở TN&MT triển khai nhân rộng chương trình trước Đại lễ 1000 năm, với quy mô sâu rộng hơn, tác động đến nhiều đối tượng hơn trong phạm vi toàn Thủ đô.

Thảm họavới môi trường


Khi tiến hành một cuộc khảo sát ngẫu nhiên với 100 khách hàng tại một số trung tâm mua sắm và siêu thị lớn ở Hà Nội Big C, VinCom…, về việc sử dụng túi nilon. Kết quả cho thấy, 100% số người được hỏi trả lời rằng, có sử dụng túi nilon mỗi ngày. Điều đáng nói, có tới 55% số người cho biết sử dụng dưới 5 cái/ngày, 36% sử dụng 6 - 10 cái/ngày và tỷ lệ sử dụng 10 cái/ngày, chiếm 9%.


Túi nilon đã trở thành vật dụng quá quen thuộc với người mua hàng, đặc biệt là các bà nội trợ. Sự gọn nhẹ, tuy tiện mà không lợi của loại bao bì đang được dùng miễn phí này đã làm người ta dễ dàng bỏ qua tính độc hại của nó. Theo giới khoa học, các loại túi nhựa có thể mất 500 - 1.000 năm mới có thể tự phân huỷ. Việc chôn lấp túi nilon sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc Dioxin và Furan gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ... Các loại túi nilon màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.


Trung bình một người Việt Nam/năm sử dụng ít nhất 30kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Năm 2000, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay, con số đó là 2.500 tấn/ngày và có thể còn hơn. Túi nhựa xốp (túi nilon) là một trong 5 nhóm hàng hoá mà Chính phủ đưa vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường. Việc đánh thuế cao (từ 100 - 150%) đối với sản phẩm này nhằm hạn chế phát miễn phí tràn lan, giảm dần việc sử dụng , góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng. Đồng thời khuyến khích sản xuất các sản phẩm thay thế an toàn hơn đối với môi trường.


Hoạt động chào mừng Đại lễ 1000 năm


Ông Vũ Văn Hậu - Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội nói: "Đây là khẳng định quyết tâm của Thành phố đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, góp phần quảng bá hình ảnh Thủ đô xanh - sạch - đẹp trên trường quốc tế và khu vực. Và đây cũng là một hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đồng thời đưa Hà Nội trở thành thành phố tiên phong trong phong trào hạn chế sử dụng túi nilon vì sự nghiệp bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững".


Cùng thời điểm diễn ra lễ phát động, các hoạt động khác cũng được triển khai đồng loạt như: Đạp xe vì môi trường; Đi bộ vì môi trường xung quanh Hồ Tây; Đổi giấy loại lấy túi thân thiện với môi trường; Phát túi thân thiện với môi trường miễn phí tại các hệ thống, siêu thị, các chợ, trung tâm Thương mại lớn trên toàn địa bàn; SVTN thu gom rác thải nilon" tại các hồ ở Hà Nội...


Tại lễ phát động, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh đã kêu gọi và khuyến khích các tổ chức, các doanh nghiệp đầu tư nhà máy, dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm thay thế như túi sạch, túi sử dụng nhiều lần, túi thân thiện với môi trường... Đây là việc làm cần thiết, nhất là đối với Thủ đô Hà Nội. Để làm được việc này, rất cần đến sự tham gia tích cực của các nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân. Đồng thời, Phó Chủ tịch TP cho biết, Hà Nội đang đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường, bức xúc nhất là rác thải. Mỗi ngày, Hà Nội thải ra 5.500 - 6.000 tấn rác, trong đó có tỷ lệ không nhỏ là bao bì nilon.