KTĐT - Có mặt tại cổng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (tại địa chỉ số 18, ngõ 294 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội), phóng viên không khỏi ngạc nhiên khi phía trên là biển hiệu cổng trường, còn phía dưới bên tay phải là biển hiệu của đình làng Kim Mã Thượng.
Hễ đình có đại lễ, nhà trường lại phải cho học trò nghỉ bởi tiếng trống, tiếng loa. Còn với những lễ nhỏ, các cụ “tranh thủ” tiến hành… ngoài giờ để cho các cháu học tập.
Câu chuyện “lạ tai” này ngay giữa lòng Hà Nội. Vì thế, cho dù cô có giỏi, trò ngoan thì Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc cũng không thu hút được đông đảo cha mẹ học sinh ghi tên cho con nhập học chỉ vì… gần nửa thế kỷ nằm trong đình Kim Mã Thượng.
Khó thu hút học trò
Có mặt tại cổng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (tại địa chỉ số 18, ngõ 294 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội), phóng viên không khỏi ngạc nhiên khi phía trên là biển hiệu cổng trường, còn phía dưới bên tay phải là biển hiệu của đình làng Kim Mã Thượng.
Ông Thành, một người trong làng phàn nàn, mỗi lần đi vào đình làng có việc, ông phải đi qua đám học sinh nô đùa trong giờ ra chơi. Nếu đến vào giờ học, ông lại phải khẽ khàng kẻo gây sự mất tập trung cho các cháu.
Còn chị Tâm (Phan Kế Bính, Hà Nội), cũng chẳng mấy mặn mà khi đưa con học ở trường Nguyễn Bá Ngọc. “Trường nằm trong đình, chưa kể việc môi trường học bị ảnh hưởng. Chỉ nghĩ đến việc cháu nghịch ngợm, làm hoen ố nơi thờ tự là gia đình đã đủ ‘sởn da gà’,” chị nói.
Bước qua cánh cổng sắt để vào trường, đập ngay vào mắt phóng viên một bên là phòng giám hiệu, một bên là gian nhà thờ Mẫu, khu vực hóa vàng mã… Tiến vào trong, ngôi đình làng hiện ra uy nghi bên phía tay phải, quay mặt vào khu vực sân chơi của học sinh. Trước cửa đình, một “hàng rào sắt” được dựng lên để ngăn không cho các cháu nhỏ vào nghịch ngợm.
Tiếp khách trong phòng hội đồng của trường, bà Vũ Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc kể, ngôi trường này, ngay từ khi khai sinh vào khoảng những năm 1960 đã “ở đậu” tại đình Kim Mã Thượng.
Với 800m2 diện tích, trường chỉ có 10 phòng học, trong đó, có tới 4 phòng lợp mái tôn. Mùa hè, nóng quá, trường đã phải xin kinh phí của cấp quận, làm giàn phun mưa chống nóng cho học trò.
“Khi các trường bạn đang phấn đấu hoặc đã đạt chuẩn Quốc gia, thì Nguyễn Bá Ngọc vẫn dậm chân tại chỗ,” bà Hoa buồn buồn.
Cái khó ở ngôi trường này, không phải là do năng lực giáo viên hoặc học trò kém cỏi bởi thành tích trong nhiều năm gần đây của trường luôn đạt cấp tiên tiến, giáo viên dạy giỏi. Song, cái khó là khuôn viên, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn.
Bà Hoa nói rằng, muốn xây lại khu nhà cấp 4 cũng không được xây cao hơn đình vì tôn trọng tín ngưỡng. Trường cũng không có phòng chức năng, thư viện, tin học. Một số phòng như y tế và hành chính phải “ở chung”…
Cũng chính bởi việc cơ sở vật chất nghèo nàn, nằm trong đình chùa nên trường Nguyễn Bá Ngọc không thu hút được nhiều học sinh. Cả 5 khối lớp học ở đây chỉ có 385 em tham gia học tập.
“Trước khi gửi con theo học, nhiều phụ huynh đến thăm trường, rồi lo cơ sở vật chất không đáp ứng được nên đã chọn trường khác cho con em mình,” bà Hoa nói.
Bà cũng cho hay, khi đình có ngày lễ hội chính, trường xin phép Phòng giáo dục quận Ba Đình cho học sinh nghỉ. Song, những ngày lễ phụ thì các cụ cũng thông cảm, “né” ngày thường và chỉ tổ chức vào ngày nghỉ, bảo đảm công việc học tập của các cháu.
Bao giờ hết cảnh ở chung?
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Đình Bằng, 81 tuổi (thủ từ đình Kim Mã Thượng từ năm 1993 đến nay) nói rằng, Kim Mã Thượng là một ngôi đình cổ, thuộc dấu tích Thập tam trại xưa kia (gồm: Vĩnh Phúc, Ngọc Khánh, Cống Yên, Ngọc Hà, Ðại Yên, Liễu Giai, Giảng Võ, Cống Vị, Vạn Phúc, Thủ Lệ, Xuân Biểu, Hữu Tiệp và Kim Mã. Nay là các phường thuộc quận Ba Ðình).
Việc trường học ở trong đình, ông Bằng nói bình thường thì không sao, song đôi khi cũng ảnh hưởng đến việc tế, lễ. “Nhiều lúc muốn xin được tế lễ 2 ngày nhưng cơ quan chức năng chỉ đồng ý cho tổ chức 1 hoặc 1 ngày rưỡi còn để cho các cháu học,” ông nói.
Vào tuần rằm, mồng một, các cụ khóa cửa hàng rào, lễ bên trong còn học sinh vẫn học bình thường bởi việc lễ này không gây mất trật tự, hoặc các cụ sẽ tiến hành vào ngoài giờ hành chính.
“Mặc dù trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn nhưng trường và đình luôn giúp đỡ lẫn nhau để cùng thực hiện mục tiêu ‘tốt đời, đẹp đạo’,” bà Hoa nói.
Bà cũng cho hay, được sự quan tâm của các cấp, ngành, từ lâu, quận Ba Đình đã cấp cho Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc khu đất tại chỉ 50 phố Liễu Giai. Tuy nhiên đến nay kế hoạch này thực hiện chưa xong vì công việc giải phóng mặt bằng còn nan giải.
Cả bà Hoa và ông Bằng đều bày tỏ mong muốn trường học di dời ra nơi khác để “trường ra trường, đình ra đình”. Trường học phải có đủ điều kiện để thu hút học sinh và phấn đấu cho sự nghiệp trồng người tốt hơn nữa, còn đình làng cũng phải là nơi để bà con có thể tự do cúng tế và có không gian.
Đem thắc mắc lên hỏi Phòng Giáo dục quận Ba Đình, ông Đỗ Vũ, Trưởng phòng nói rằng, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã đồng ý với dự án chuyển Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc tới vị trí số 50 Liễu Giai. Hà Nội cũng giao cho các đơn vị, trong năm 2010 phải hoàn tất dự án theo quyết định của thành phố để trả lại nơi thờ tự cho dân làng và ổn định môi trường giáo dục cho học sinh./.
Hễ đình có đại lễ, nhà trường lại phải cho học trò nghỉ bởi tiếng trống, tiếng loa. Còn với những lễ nhỏ, các cụ “tranh thủ” tiến hành… ngoài giờ để cho các cháu học tập.
Câu chuyện “lạ tai” này ngay giữa lòng Hà Nội. Vì thế, cho dù cô có giỏi, trò ngoan thì Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc cũng không thu hút được đông đảo cha mẹ học sinh ghi tên cho con nhập học chỉ vì… gần nửa thế kỷ nằm trong đình Kim Mã Thượng.
Khó thu hút học trò
Có mặt tại cổng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (tại địa chỉ số 18, ngõ 294 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội), phóng viên không khỏi ngạc nhiên khi phía trên là biển hiệu cổng trường, còn phía dưới bên tay phải là biển hiệu của đình làng Kim Mã Thượng.
Ông Thành, một người trong làng phàn nàn, mỗi lần đi vào đình làng có việc, ông phải đi qua đám học sinh nô đùa trong giờ ra chơi. Nếu đến vào giờ học, ông lại phải khẽ khàng kẻo gây sự mất tập trung cho các cháu.
Còn chị Tâm (Phan Kế Bính, Hà Nội), cũng chẳng mấy mặn mà khi đưa con học ở trường Nguyễn Bá Ngọc. “Trường nằm trong đình, chưa kể việc môi trường học bị ảnh hưởng. Chỉ nghĩ đến việc cháu nghịch ngợm, làm hoen ố nơi thờ tự là gia đình đã đủ ‘sởn da gà’,” chị nói.
Bước qua cánh cổng sắt để vào trường, đập ngay vào mắt phóng viên một bên là phòng giám hiệu, một bên là gian nhà thờ Mẫu, khu vực hóa vàng mã… Tiến vào trong, ngôi đình làng hiện ra uy nghi bên phía tay phải, quay mặt vào khu vực sân chơi của học sinh. Trước cửa đình, một “hàng rào sắt” được dựng lên để ngăn không cho các cháu nhỏ vào nghịch ngợm.
Tiếp khách trong phòng hội đồng của trường, bà Vũ Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc kể, ngôi trường này, ngay từ khi khai sinh vào khoảng những năm 1960 đã “ở đậu” tại đình Kim Mã Thượng.
Với 800m2 diện tích, trường chỉ có 10 phòng học, trong đó, có tới 4 phòng lợp mái tôn. Mùa hè, nóng quá, trường đã phải xin kinh phí của cấp quận, làm giàn phun mưa chống nóng cho học trò.
“Khi các trường bạn đang phấn đấu hoặc đã đạt chuẩn Quốc gia, thì Nguyễn Bá Ngọc vẫn dậm chân tại chỗ,” bà Hoa buồn buồn.
Cái khó ở ngôi trường này, không phải là do năng lực giáo viên hoặc học trò kém cỏi bởi thành tích trong nhiều năm gần đây của trường luôn đạt cấp tiên tiến, giáo viên dạy giỏi. Song, cái khó là khuôn viên, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn.
Bà Hoa nói rằng, muốn xây lại khu nhà cấp 4 cũng không được xây cao hơn đình vì tôn trọng tín ngưỡng. Trường cũng không có phòng chức năng, thư viện, tin học. Một số phòng như y tế và hành chính phải “ở chung”…
Cũng chính bởi việc cơ sở vật chất nghèo nàn, nằm trong đình chùa nên trường Nguyễn Bá Ngọc không thu hút được nhiều học sinh. Cả 5 khối lớp học ở đây chỉ có 385 em tham gia học tập.
“Trước khi gửi con theo học, nhiều phụ huynh đến thăm trường, rồi lo cơ sở vật chất không đáp ứng được nên đã chọn trường khác cho con em mình,” bà Hoa nói.
Bà cũng cho hay, khi đình có ngày lễ hội chính, trường xin phép Phòng giáo dục quận Ba Đình cho học sinh nghỉ. Song, những ngày lễ phụ thì các cụ cũng thông cảm, “né” ngày thường và chỉ tổ chức vào ngày nghỉ, bảo đảm công việc học tập của các cháu.
Bao giờ hết cảnh ở chung?
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Đình Bằng, 81 tuổi (thủ từ đình Kim Mã Thượng từ năm 1993 đến nay) nói rằng, Kim Mã Thượng là một ngôi đình cổ, thuộc dấu tích Thập tam trại xưa kia (gồm: Vĩnh Phúc, Ngọc Khánh, Cống Yên, Ngọc Hà, Ðại Yên, Liễu Giai, Giảng Võ, Cống Vị, Vạn Phúc, Thủ Lệ, Xuân Biểu, Hữu Tiệp và Kim Mã. Nay là các phường thuộc quận Ba Ðình).
Việc trường học ở trong đình, ông Bằng nói bình thường thì không sao, song đôi khi cũng ảnh hưởng đến việc tế, lễ. “Nhiều lúc muốn xin được tế lễ 2 ngày nhưng cơ quan chức năng chỉ đồng ý cho tổ chức 1 hoặc 1 ngày rưỡi còn để cho các cháu học,” ông nói.
Vào tuần rằm, mồng một, các cụ khóa cửa hàng rào, lễ bên trong còn học sinh vẫn học bình thường bởi việc lễ này không gây mất trật tự, hoặc các cụ sẽ tiến hành vào ngoài giờ hành chính.
“Mặc dù trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn nhưng trường và đình luôn giúp đỡ lẫn nhau để cùng thực hiện mục tiêu ‘tốt đời, đẹp đạo’,” bà Hoa nói.
Bà cũng cho hay, được sự quan tâm của các cấp, ngành, từ lâu, quận Ba Đình đã cấp cho Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc khu đất tại chỉ 50 phố Liễu Giai. Tuy nhiên đến nay kế hoạch này thực hiện chưa xong vì công việc giải phóng mặt bằng còn nan giải.
Cả bà Hoa và ông Bằng đều bày tỏ mong muốn trường học di dời ra nơi khác để “trường ra trường, đình ra đình”. Trường học phải có đủ điều kiện để thu hút học sinh và phấn đấu cho sự nghiệp trồng người tốt hơn nữa, còn đình làng cũng phải là nơi để bà con có thể tự do cúng tế và có không gian.
Đem thắc mắc lên hỏi Phòng Giáo dục quận Ba Đình, ông Đỗ Vũ, Trưởng phòng nói rằng, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã đồng ý với dự án chuyển Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc tới vị trí số 50 Liễu Giai. Hà Nội cũng giao cho các đơn vị, trong năm 2010 phải hoàn tất dự án theo quyết định của thành phố để trả lại nơi thờ tự cho dân làng và ổn định môi trường giáo dục cho học sinh./.