Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Nội - Những đặc sản bưởi cho ngày tết

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ lâu, người ta đã biết đến bưởi Diễn, loại đặc sản của Hà Nội mỗi khi tết đến, xuân về. Mấy năm trở lại đây, Hà Nội còn xây dựng thành công nhãn hiệu cho một số giống bưởi quý, góp thêm đặc sản cho ngày tết.

Bưởi Diễn- hương vị khó quên

Bưởi Diễn đã đi vào tâm thức không chỉ của người dân Hà thành mà của cả người dân trên nhiều miền đất nước, bởi  hương thơm đặc biệt hấp dẫn, chưa nhìn thấy bưởi đã thấy hương thơm ngọt ngào. 

Bưởi Diễn da màu xanh, khi chín chuyển màu vàng tươi. Trái bưởi Diễn tuy nhỏ, nhưng vỏ rất mỏng, múi mọng. Bưởi Diễn có vị ngọt săc, đậm đà. Đặc biệt, quả bưởi có thể để được từ 3 - 4 tháng. Để lâu, vỏ bưởi có héo nhưng ăn lại càng ngọt hơn so với khi mới hái. Ai đã một lần được thưởng thức bưởi Diễn, sẽ nhớ mãi hương thơm và vị ngọt mà hiếm có  loại quả nào có được.
Hà Nội - Những đặc sản bưởi cho ngày tết - Ảnh 1
Bưởi Diễn có nguồn gốc từ làng Phú Diễn (Từ Liêm, Hà Nội). Người dân Phú Diễn luôn tự hào về vùng đất có đặc sản bưởi. Khi thấy, cây bưởi Diễn cho giá trị kinh tế cao, nhiều người đã nhân giống triển ở nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội. Đến nay, Hà Nội có hàng trăm héc-ta bưởi diễn, mang lại thu nhập cao cho người trồng. Từ tháng 8 âm lịch trở đi, khắp các sạp hàng bán trái cây từ mọi xóm ngõ, phố phường cho đến các siêu thị trên địa bàn Hà Nội đều bày bán bưởi Diễn.

Bưởi Tôm vàng, làm giàu cho nhiều nông dân ở Đan Phượng

Bưởi Tôm vàng, nguồn gốc từ Phú Diễn, (Từ Liêm, Hà Nội), được đưa vào trồng ở Đan Phượng từ năm 1995, cùng với giống bưởi Diễn. Trong quá trình sản xuất và nghiên cứu thì bưởi Tôm vàng ở Đan Phượng cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. 

Năm 2012, bưởi Tôm vàng (Đan Phượng) đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể số 53635/QĐ-SHTT với tên gọi “Bưởi tôm vàng Đan Phượng”.

Nếu như năm 1995, diện tích trồng cây bưởi toàn huyện Đan Phượng mới chỉ là 17ha thì đến nay đã tăng lên trên là 300 ha. 

Xã Thượng Mỗ, là địa phương có diện tích trồng bưởi Tôm Vàng nhiều nhất huyện Đan Phượng (Hà Nội). Về Thượng Mỗ vào những ngày cuối năm, chúng ta bắt gặp rất nhiều vườn bưởi chín vàng, phản phất hương thơm. Chia sẻ với phóng viên, ông Đặng Văn Hùng- Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã Thượng Mỗ cho biết: Đến nay, Thương Mỗ đã phát triển được 76 ha chuyên canh bưởi Tôm vàng. Giá bưởi Tôm vàng đang được nông dân bán tại vườn từ 50.000 – 55.000 đồng/quả.
Gia đình ông Phan Văn Thọ, ở thôn 2 xã Thượng Mỗ
Con trai ông Phan Văn Thọ, ở thôn 2, xã Thượng Mỗ (Đan Phương) đang giới thiệu về bưởi Tôm vàng
Gia đình ông Phan Văn Thọ, ở thôn 2 xã Thượng Mỗ là một trong những hộ đầu tiên đưa bưởi Tôm vàng vào trồng ở Thượng Mỗ. Với 3 sào vườn, ông trồng gần 50 cây bưởi. Hiện nay, bưởi của gia đình ông đã được thương lái đặt mua với giá từ 4 – 5 triệu đồng/cây. Như vậy, chỉ 1 gốc bưởi có thể cho thu nhập ngang với 1 sào lúa/năm.

Bưởi Tôm vàng, da xanh, khi chín có màu vàng đẹp, hương thơm, vị chua thanh, ngọt mát. Hiện nay, các nhà vườn trồng bưởi Tôm vàng ở Đan Phương đang cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha. 

Bưởi Quế Dương

Tháng 10/2014, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý cho bưởi Quế Dương, huyện Hoài Đức.     

Không phải đến khi được cấp nhãn hiệu mà mấy năm gần đây người tiêu dùng biết thêm một giống bưởi đặc sản, quả to, vị ngọt ngon, đó là bưởi đường Quế Dương. Giống bưởi quý này hiện được người dân xã Cát Quế, huyện Hoài Đức nhân rộng, phát triển theo hướng hàng hóa. 
Bưởi Quế Dương được công nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể tháng 10/2014
Bưởi Quế Dương (Hoài Đức) được công nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể tháng 10/2014
Ông Nguyễn Trọng Tỵ, Bí thư Đảng ủy xã Cát Quế cho biết, mặc dù bà con ở đây đã mở rộng diện tích trồng bưởi,  hầu hết các gia đình đều có vườn trồng bưởi, trong đó tập trung chủ yếu vào hai giống bưởi Diễn và bưởi Quế Dương, song gần đến tết bưởi vẫn bị khan hàng. Bởi một lẽ trái bưởi Quế Dương có màu vàng đẹp, trái to, múi mọng nước, và thơm, thích hợp bày mâm ngũ quả truyền thống trong ngày tết. Đến nay nhiều nhà vườn đã bán hết cả vườn bưởi cho thương lái.

Mỗi héc – ta bưởi Quế Dương cho thu nhập khoảng từ 80 – 100 triệu đồng/năm. Để bảo vệ và phát huy giá trị của thương hiệu bưởi Quế Dương, huyện Hoài Đức phối hợp Trung tâm Phát triển cây trồng tiếp tục duy trì nguồn gien, mở rộng diện tích, phát triển thương hiệu bưởi Quế Dương. Trong quy hoạch phát triển vùng bãi, huyện cũng sẽ ưu tiên phát triển cây bưởi đường Quế Dương và đặc biệt chú trọng công tác quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. 

Vào dịp tết Nguyên đán, trái bưởi không thể thiếu trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình. Dù là bưởi Diễn, bưởi Tôm vàng, hay bưởi Quế dương đều có hương thơm đặc trưng, vỏ vàng trông rất đẹp mắt, bày thờ thể hiện sự tôn quý trong ngày tết. Sau bữa cơm ngày tết chủ yếu là thịt, bánh trưng và rượu thì bưởi là món tráng miệng hữu hiệu để giải rượu.

Một số hình ảnh của bưởi Hà Nội:

 
Bưởi Tôm vàng
Bưởi Tôm vàng

Hà Nội - Những đặc sản bưởi cho ngày tết - Ảnh 2
Hà Nội - Những đặc sản bưởi cho ngày tết - Ảnh 3
Hà Nội - Những đặc sản bưởi cho ngày tết - Ảnh 4
Bưởi Quế Dương
Bưởi Diễn
Bưởi Diễn