Theo đó, Sở Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm toàn diện, chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tham mưu, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo phù hợp, tập trung ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội và chính sách hỗ trợ các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo được giao; tổng hợp, báo cáo UBND TP, Bộ Lao động Thương binh và Xằ hội kết quả thực hiện.Ban Dân tộc TP Hà Nội chủ trì triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã miền núi, xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện Chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo theo lĩnh vực được giao; triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo thực hiện trên địa bàn TP.Các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tại Quỵết định số 824/QĐ-UBND ngày 10/02/2017 của UBND TP Hà Nội chủ động triển khai thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo năm 2017, báo cáo theo quy định. UBND các quận, huyện, thị xã tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ và Nhân dân về công tác giảm nghèo. Có giải pháp, kế hoạch tác động phù hợp, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân trên địa bàn.Thường xuyên cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo. Phân tích nguyên nhân nghèo và phân loại các hộ nghèo theo nhóm nhu cầu trợ giúp, đề xuất, thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo phù hợp, hiệu quả.Phát triển sản xuất, kinh doanh, khuyến nông, khuyến công, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống Nhân dân. Xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả phù hợp từng địa phương. Hỗ trợ phát triển ngành nghề, tập trung các nghề truyền thống, quy mô nhỏ, nhóm hộ gia đình; hỗ trợ giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm. Tập trung cho vay vốn đối với nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo, cận nghèo, thực hiện giảm nghèo đa chiều như: chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe, chính sách giáo dục, chính sách hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ người nghèo tiếp cận thông tin, tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường.Tiếp tục thực hiện các chính sách trợ giúp cụ thể như: Trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tiền điện, chính sách hỗ trợ khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng và các chính sách hỗ trợ trực tiếp khác.Triển khai có hiệu quả Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2016-2020. Tập trung giải pháp phù hợp, hiệu quả, thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững tại xã Ba Vì (huyện Ba Vì) và xã An Phú (huyện Mỹ Đức), hạn chế thấp nhất số hộ tái nghèo, hộ nghèo mới phát sinh.Tổ chức tập huấn nghiệp vụ và triển khai kịp thời các văn bản, chính sách của Trung ương, TP nâng cao năng lực và vai trò trách nhiệm của cán bộ làm công tác giảm nghèo từ TP đến cơ sở. Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá đúng quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, báo cáo theo quy định./.