Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Nội với cơn mưa to đầu mùa: Vẫn lo ngại trước những trận mưa lớn

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Dự án thoát nước Hà Nội có diện tích hơn 240ha trải dài trên địa bàn 9 quận, huyện. Giai đoạn 1 đã hoàn thành năm 2005, giai đoạn 2 đang được triển khai. Sau khi hoàn thành, Hà Nội có thể chống chọi được những trận mưa với cường độ 310 mm/2 ngày cho 77,5 km2 nội thành.

KTĐT - Dự án thoát nước Hà Nội có diện tích hơn 240ha trải dài trên địa bàn 9 quận, huyện. Giai đoạn 1 đã hoàn thành năm 2005, giai đoạn 2 đang được triển khai. Sau khi hoàn thành, Hà Nội có thể chống chọi được những trận mưa với cường độ 310 mm/2 ngày cho 77,5 km2 nội thành.

Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực từ các cơ quan liên quan trong việc lên phương án cũng như phòng ngừa nhưng vẫn không tránh khỏi úng ngập cục bộ khi mưa quá lớn, vượt quá khả năng tiêu thoát của hệ thống. Báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở Xây dựng Đỗ Xuân Anh về thực trạng nói trên.


PV: Ngay trận mưa lớn đầu mùa người dân thành phố phải đối diện với tình trạng nhiều đường phố bị úng ngập nặng nề. Câu hỏi đang được đặt ra về hiệu quả của dự án thoát nước cũng như các phương án chống úng ngập?


Ông Đỗ Xuân Anh: Các kế hoạch, phương án chống úng ngập đều đã được tính tới. Vấn đề là trận mưa quá lớn, vượt quá xa khả năng thoát nước của hệ thống nên vẫn có nhiều điểm ngập nặng. Công trình nào gây cản trở thoát nước thì khi mưa phải cho dỡ hết để khơi thông dòng chảy. Chẳng hạn, ở dự án cống Hào Nam, lúc mưa phải tạm thời dừng thi công, tháo dỡ để khơi thông dòng chảy, hết mưa lại tiếp tục thi công. Cũng như vậy, các hồ nước đào gần xong, khi mưa phải để nước chảy vào hồ để giảm úng ngập. Ưu tiên số một vẫn là thoát nước, không phải cho thi công. Chính vì thế, Hà Nội vẫn đang gấp rút triển khai dự án thoát nước giai đoạn II để cải tạo hệ thống thoát nước của thành phố. Trạm bơm Yên Sở 2 cũng đang khẩn trương xây dựng, khả năng đến cuối năm sẽ tăng gấp đôi công suất bơm tiêu nước. Nói chung, hiện tại Hà Nội vẫn lo ngại tình trạng úng ngập trước những trận mưa lớn.


Chúng tôi đã làm hết những gì có thể để phòng ngừa. Các hồ nước đã được nạo vét, tăng cường dung lượng chứa nước. Chỉ riêng hồ Bảy Mẫu đã nạo vét hơn 400.000m3 đất, tương đương 400.000m3 nước có thể chứa thêm, tức là tăng thêm rất nhiều nơi chứa để thoát nước cục bộ. Song cơ bản nhất là khả năng thoát nước của toàn hệ thống vẫn bị hạn chế. Mọi đường ống, cống, chỉ tính cho lượng nước nhất định đi qua, khi nước lớn quá thì phải kéo dài thời gian thoát đi. Hiện nay, dự án thoát nước giai đoạn II chưa xong nên khả năng thoát nước chưa tăng được. Trạm bơm Yên Sở 2 cũng chưa xong, tới tháng 9/2010 mới vận hành được một phần.


PV: Như vậy, người dân còn phải tiếp tục chờ hệ thống thoát nước của thành phố được cải thiện?

Ông Đỗ Xuân Anh: Tiến độ của dự án thoát nước nhanh hơn nhiều so với yêu cầu. Hầu hết các hạng mục đều vượt tiến độ. Dự án cải tạo hồ Bảy Mẫu - thời gian cho phép 2 năm nhưng thi công thực tế chỉ trong hơn 1 năm. Các hạng mục khác của dự án cũng vậy, đều được thi công hết sức khẩn trương. Dự kiến đến cuối 2013, toàn bộ dự án hoàn tất. Thế nhưng, các cơ quan liên quan đã nỗ lực hết sức để các hạng mục chính có thể hoàn thành trong năm 2010. Trạm bơm Yên Sở II (nâng công suất lên 90 m3/giây), một trong những hạng mục quan trọng nhất sẽ được hoàn thành trong năm nay. Trong tháng 10/2010 tới, cả 9 tổ máy có thể cho chạy thử.


Bên cạnh đó, các công trình nạo vét hồ, sông tiêu thoát, mương dẫn đang được triển khai và sẽ hoàn thành trong năm nay, theo đúng tiến độ đã đề ra. Việc cống hóa ở một số khu vực cũng đã tính toán đầy đủ, không để ảnh hưởng tới tiến độ chung. Nếu việc thi công có tác động tới dòng chảy thì khi trời mưa phải có trách nhiệm tháo dỡ để ưu tiên thoát nước.


-PV: Xin cảm ơn ông!