Báo cáo tại kỳ họp thứ 14, HĐND TP khóa XIV sáng nay (1/12), ông Nguyễn Hữu Chính - Chánh án TAND TP Hà Nội cho biết, từ ngày 1/10/2014 đến 30/9/2015 hai cấp TAND TP Hà Nội đã thụ lý 27.130 vụ, tăng 425 vụ%; đã giải quyết 26.122 vụ, tăng 311 vụ, đạt tỷ lệ 96,3%.
Ông Nguyễn Hữu Chính - Chánh án TAND TP Hà Nội.
Trong công tác xét xử, việc xét xử án hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có trường hợp nào kết án oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm. Tổng số án hình sự đã thụ lý 8.887 vụ/14.921 bị cáo, giảm 263 vụ so với năm 2014; đã giải quyết 8.716 vụ/14.516 bị cáo, giảm 347 vụ, đạt tỷ lệ giải quyết 98%. Qua công tác giải quyết, xét xử các vụ án hình sự cho thấy tình hình tội phạm chủ yếu tập trung vào các loại tội phạm về ma túy; tội Trộm cắp tài sản; Cướp tài sản; tội Đánh bạc; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội Cố ý gây thương tích và Giết người... Tội phạm công nghệ cao, chiếm đoạt tài sản qua mạng là loại tội phạm mới đang nổi lên với nhiều thủ đoạn tinh vi, rất khó phát hiện, xử lý. Tội phạm về tham nhũng, kinh tế chức vụ vẫn diễn biến phức tạp ở một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm gây thiệt hại lớn về tài sản, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực quản lý tài sản công, đầu tư công, quản lý sử dụng đất đai, tài chính, ngân hàng với 53 vụ/155 bị cáo.
Đặc biệt, nhiều vụ án hình sự trọng điểm, nhạy cảm, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các vụ án tham nhũng đã được Tòa án khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương, được dư luận đồng tình ủng hộ.
Điển hình như vụ án xét xử bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh bị truy tố về các tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” và “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” (vụ án xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường); vụ án Hà Huy Hoàng bị truy tố về tội “Gián điệp”; vụ án Phạm Hải Bằng và đồng phạm bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (đây là vụ án tham nhũng tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam liên quan đến thực hiện dự án có vốn ODA của Nhật Bản - thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng theo dõi yêu cầu xử trước khi diễn ra Đại hội Đảng); vụ án Nguyễn Văn Bảo bị truy tố về tội “Vu khống” (đây là trường hợp bị cáo vu khống cán bộ cấp huyện, trong thời gian chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng các cấp).
Tòa án đã áp dụng hình phạt đảm bảo nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội và nhân thân của người phạm tội, nghiêm khắc trừng trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước, đồng thời khoan hồng với những bị cáo phạm tội lần đầu, thật thà khai báo, ăn năn hối cải.
Ông Nguyễn Hữu Chính cũng cho biết thêm, bên cạnh các án hình sự, án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động đều tăng so với năm 2014. Các tranh chấp dân sự chủ yếu là tranh chấp về đất đai, hợp đồng vay tài sản, về quyền sở hữu, đặc biệt xuất hiện tranh chấp hợp đồng giữa chủ đầu tư, Ban quản lý và người dân trong khu chung cư... Án kinh doanh thương mại chủ yếu là các tranh chấp trong đầu tư tài chính, ngân hàng, mua bán hàng hóa... Án lao động chủ yếu là tranh chấp về bảo hiểm xã hội, xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động...
Đặc biệt, nhiều vụ án hình sự trọng điểm, nhạy cảm, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các vụ án tham nhũng đã được Tòa án khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương, được dư luận đồng tình ủng hộ.
Điển hình như vụ án xét xử bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh bị truy tố về các tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” và “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” (vụ án xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường); vụ án Hà Huy Hoàng bị truy tố về tội “Gián điệp”; vụ án Phạm Hải Bằng và đồng phạm bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (đây là vụ án tham nhũng tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam liên quan đến thực hiện dự án có vốn ODA của Nhật Bản - thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng theo dõi yêu cầu xử trước khi diễn ra Đại hội Đảng); vụ án Nguyễn Văn Bảo bị truy tố về tội “Vu khống” (đây là trường hợp bị cáo vu khống cán bộ cấp huyện, trong thời gian chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng các cấp).
Tòa án đã áp dụng hình phạt đảm bảo nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội và nhân thân của người phạm tội, nghiêm khắc trừng trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước, đồng thời khoan hồng với những bị cáo phạm tội lần đầu, thật thà khai báo, ăn năn hối cải.
Ông Nguyễn Hữu Chính cũng cho biết thêm, bên cạnh các án hình sự, án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động đều tăng so với năm 2014. Các tranh chấp dân sự chủ yếu là tranh chấp về đất đai, hợp đồng vay tài sản, về quyền sở hữu, đặc biệt xuất hiện tranh chấp hợp đồng giữa chủ đầu tư, Ban quản lý và người dân trong khu chung cư... Án kinh doanh thương mại chủ yếu là các tranh chấp trong đầu tư tài chính, ngân hàng, mua bán hàng hóa... Án lao động chủ yếu là tranh chấp về bảo hiểm xã hội, xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động...
TAND TP Hà Nội đã công bố bản án với 6 bị cáo nguyên là cán bộ Ban quản lý các dự án Đường sắt VN vào ngày 27/10/2015. |
Ngoài ra, án hành chính là loại án phức tạp, nhưng công tác xét xử án hành chính trong thời gian qua tiếp tục đảm bảo tiến độ và chất lượng giải quyết. Các khiếu kiện hành chính phát sinh trên nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu trong hoạt động thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng, với tính chất ngày càng phức tạp gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, uy tín và hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước. Điển hình như vụ án hành chính tại huyện Sóc Sơn liên quan đến việc bồi thường hỗ trợ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên; những khiếu kiện hành chính liên quan đến việc UBND quận Thanh Xuân thực hiện việc thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng tòa nhà hỗn hợp, văn phòng cho thuê, dịch vụ công cộng và nhà ở... Về công tác thi hành án hình sự, đã ra 10.486 quyết định thi hành án hình sự đối với người bị kết án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đạt 99,8%. Ra quyết định giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt tù và giảm án tha tù trước thời hạn cho 3.317 phạm nhân cải tạo tốt theo đề nghị của các Trại giam trên địa bàn Hà Nội và làm thủ tục đặc xá cho 26 người bị kết án của hai cấp Tòa án đang được hoãn thi hành án trình Hội đồng đặc xá Trung ương và được xét đặc xá đối với 24 trường hợp. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội đồng thi hành án tử hình đối với 12 bị án đủ điều kiện thi hành bằng hình thức tiêm thuốc độc theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 01/11/2011. Theo ông Nguyễn Hữu Chính, năm 2016, dự báo tình hình tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp; các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, hành chính sẽ tiếp tục gia tăng với nhiều loại tranh chấp mới như tranh chấp trong việc quản lý sử dụng nhà chung cư; tranh chấp thương mại quốc tế… Đặc biệt, theo Ban chỉ đạo Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng và Ban Nội chính Trung ương có hơn 10 vụ việc tham nhũng diện quan tâm chỉ đạo giao cho thành phố Hà Nội phải trực tiếp xét xử. Để hoàn thành được nhiệm vụ được giao, hai cấp Tòa án nhân dân TP Hà Nội kiến nghị Hội đồng nhân dân, UBND TP quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác xét xử, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo các đơn vị trong hai cấp Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, tăng biên chế đặc biệt là số lượng Thẩm phán để hai cấp Tòa án nhân dân TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ được giao.