Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hai doanh nghiệp bán phần mềm lậu với số lượng lớn

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trước đó, lực lượng liên ngành đã tiến hành kiểm tra 10 DN nằm trong các khu công nghiệp lớn trên toàn quốc cũng phát hiện 8 DN vi phạm với số lượng phần mềm lớn phần mềm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực bản quyền phần mềm máy tính.

Hai DN bị lực lượng liên ngành “vạch trần” sai phạm là Cty TNHH máy tính Hà Nội, trụ sở ở 129-131 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và Cty TNHH mua sắm đệ nhất Phan Khang, trụ sở ở 431A Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Tại Cty TNHH Máy tính Hà Nội, lực lượng liên ngành đã kiểm tra 16 máy tính đang hoạt động; 45 CPU và tìm thấy 60 phần mềm văn phòng chủ yếu của Microsoft được DN này cài bất hợp pháp trong các CPU để bán cho khách hàng. Tương tự, tại Cty TNHH mua sắm đệ nhất Phan Khang, cơ quan chức năng đã tìm thấy 86 phần mềm văn phòng của Microsoft không có bản quyền được cài đặt trong 49 máy tính.

Các phần mềm vi phạm chủ yếu được tìm thấy là các phần mềm văn phòng phổ biến của Microsoft như Office 2007, Window XP, Office Enterprise, Window 7; phần mềm Từ điển Lạc Việt; các phần mềm chuyên dụng cho thiết kế, đồ họa của Autodesk như AutoCAD; các phần mềm của Adobe như Acrobat, Photoshop; các phần mềm của Symantec như Antivirus và nhiều phần mềm khác.

Theo tìm hiểu, từ  năm 2012, Chương trình Hợp tác bảo vệ quyền tác giả máy tính gồm Cục Bản quyền tác giả; Thanh tra Bộ VHTT&DL và Liên minh phần mềm DN BSA đã có một số hoạt động phối hợp với Phòng Thương mại Đài Loan tại Việt Nam. Gặp gỡ hàng trăm DN của Đài Loan đang kinh doanh tại Việt Nam để cập nhật những điều luật mới nhất liên quan đến bản quyền phần mềm của Việt Nam nhằm mục đích tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các DN kinh doanh trong lĩnh vực máy tính và các loại phần mềm. Tuy nhiên, một số DN Đài Loan có tiềm lực tài chính mạnh như Cty TNHH RK Resources, trụ sở tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và Công ty TNHH Diamond Việt Nam, trụ sở tại KCN Mỹ Phước 1, tỉnh Bình Dương vẫn cố tình vi phạm, đi ngược lại với chủ trương của Chính phủ Việt Nam.

Trước đó, lực lượng liên ngành đã tiến hành kiểm tra 10 DN nằm trong các khu công nghiệp lớn trên toàn quốc cũng phát hiện 8 DN vi phạm với số lượng phần mềm lớn phần mềm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực bản quyền phần mềm máy tính. Điều đáng chú ý là các DN vi phạm này đều nắm rõ Luật Sở hữu trí tuệ nhưng vẫn cố tình vi phạm để thu lợi bất chính

Theo nguồn tin từ Bộ VH-TT&DL, không chỉ DN sử dụng phần mềm mà các đơn vị cung cấp phần mềm đều nằm trong diện thanh tra đột xuất của Chính phủ. Trong năm nay, Thanh tra Bộ VH-TT&DL sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động như thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm.