Hàn Quốc và cuộc khủng hoảng của các gia tộc

Hân Hân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sự kiện một số nhân vật trong tập đoàn bán lẻ Lotte sẽ bị kết án sau cuộc điều tra nội bộ kéo dài 4 tháng đã nối dài những bê bối từ các “ông lớn” của Hàn Quốc và được cho là sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á.

Cú đánh mới vào Lotte, Samsung

Cuộc chiến tranh quyền thừa kế giữa các con trai của nhà sáng lập Lotte chưa ngã ngũ, tập đoàn này lại chịu thêm nhiều đòn mạnh. Sau khi ông Lee In Won - Phó Chủ tịch tập đoàn bán lẻ Lotte tự tử trong quá trình chờ điều tra bê bối lập quỹ đen, đến lượt người sáng lập Shin Kyuk Ho bị cáo buộc nhận “lót tay” 78 tỷ Won từ các DN kinh doanh đồ ăn nhanh tại các rạp chiếu phim của Lotte. Chủ tịch đương nhiệm Shin Dong-bin cũng bị “tố” tham ô 50 tỷ Won, làm thất thoát 175 tỷ Won. Trước đó, bà Seo Mi-kyung - vợ ba của nhà sáng lập và con gái Shin Young Ja đã bị truy tố về tội trốn thuế. Việc nhiều địa điểm “vàng” đặt các cửa hàng miễn thuế bị tịch thu được coi là sự “trừng phạt” của chính giới trước những bê bối của Lotte.

 Cuộc chiến gia tộc của Lotte trở thành bê bối của kinh tế Hàn Quốc.

Sau Lotte đến lượt Samsung - biểu tượng của ngành công nghệ cao của Hàn Quốc phải thu hồi và ngừng sản xuất Galaxy Note 7 chỉ 2 tháng ra mắt. Ngoài 900 triệu USD để thu hồi sản phẩm riêng trong quý III, Samsung sẽ chịu tổn thất lớn về uy tín đã gây dựng nhiều năm qua. Do doanh thu của Samsung chiếm tới 13,8% GDP của Hàn Quốc nên sự kiện này

Hôm nay (19/10), ông Shin Kyuk Ho - người sáng lập tập đoàn Lotte; Chủ tịch đương nhiệm Lotte Shin Dong-bin; ông Shin Dong-joo - nguyên Phó Chủ tịch của tập đoàn Lotte Nhật Bản phải trình diện tại cơ quan công tố để làm rõ những nghi vấn liên quan đến hàng loạt sai phạm về tham ô, đưa hối lộ.

sẽ khiến xuất khẩu tổn thất nặng, khoảng 300 nhà thầu phụ cho Samsung phải ngừng hoạt động và đẩy hàng chục ngàn công nhân vào cảnh mất việc.

Cuộc khủng hoảng mang tên Hanjin

Dịch vụ vận tải biển – biểu tượng giúp Hàn Quốc vươn lên thành một thế lực kinh tế đang lâm vào tình trạng bi đát chưa từng có. Điều đáng nói là khi Hanjin – hãng vận tải lớn thứ 7 thế giới thua lỗ liên tiếp suốt từ 2011, chính quyền Seoul không có bất kỳ động thái hỗ trợ nào. Khi tình cảnh bi đát của Hanjin gây ra cuộc khủng hoảng vận tải biển toàn cầu, chính phủ vội vàng rót cho Hanjin 180 triệu USD nhưng vẫn không thể cứu đầu tàu kinh tế này “chết chìm”.

Khi những con tàu của Hanjin còn lênh đênh trên biển mà không được cập cảng, những đối thủ từ Mỹ, Nhật, Trung đã giành được thị phần. Hơn một nửa nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc vào xuất khẩu nên vận tải biển đóng vai trò quan trọng. Sự cố của Hanjin khiến nhiều tập đoàn phải mất thêm chi phí thuê dịch vụ ngoài và hàng trăm ngàn lao động bị ảnh hưởng.

Ngành công nghiệp ô tô “hụt hơi”

Ngoài Hanjin, Samsung và Lotte, câu chuyện Hàn Quốc bị đẩy khỏi top 3 nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất thế giới một lần nữa phát đi những cảnh báo về nguy cơ của nền kinh tế. Ngành công nghiệp ô tô chiếm khoảng 3,3% GDP, 12,3% tổng kim ngạch xuất khẩu nên sự tụt hạng của ngành sẽ ảnh hưởng tới khoảng 5.000 thầu phụ và 300.000 lao động.

Vốn là động lực giúp kinh tế tăng trưởng, các chaebol – thuật ngữ chỉ các tập đoàn do các gia đình sáng lập, điều hành – đã trở thành “tội đồ” của quốc gia. Những bê bối như tranh quyền thừa kế, gây quỹ đen, hối lộ các quan chức của các chaebol khiến người dân bất mãn. Sự “ghẻ lạnh” từ trong nước và thị trường toàn cầu ảm đạm khiến những cheabol như Samsung, Hanjin, Lotte, Huyndai liên tục thua lỗ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế dựa quá nhiều vào các gia tộc và xuất khẩu. Và chừng nào chính phủ Hàn Quốc không quyết tái cơ cấu, giảm thiểu tác động từ các cheabol thì nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á vẫn khó lòng vượt qua khủng hoảng.