Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hàng trăm phụ huynh cầu nguyện cho thí sinh thi ĐH, CĐ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Các bậc phụ huynh và thành viên trong gia đình sĩ tử ở xứ Hàn đều thành tâm cầu nguyện để mong con em mình vượt qua cuộc thi trắc nghiệm trình độ vào CĐ, ĐH.

KTĐT - Theo Korea Times, không chỉ gần 680.000 tân tú tài và các học sinh “lớp 13” mà các bậc phụ huynh và thành viên trong gia đình sĩ tử ở xứ Hàn đều thành tâm cầu nguyện để mong con em mình vượt qua cuộc thi trắc nghiệm trình độ vào CĐ, ĐH.  

Ngày hôm qua, không khí thi cử đã bao trùm tới cả những nơi linh thiêng nhất ở xứ Hàn. Các bậc cha mẹ và ông bà của sĩ tử ngồi cả ngày để khấn vái cho đến khi cuộc thi trắc nghiệm tuyển sinh vào CĐ, ĐH kết thúc vào 18h5 chiều.

Cảnh này diễn ra ở hàng trăm đền chùa và nhà thờ ở khắp nơi trên đất nước Hàn Quốc.  

“Đó là một cảnh tượng rất độc đáo mà bạn không thể nhìn thấy ở các nước phương Tây. Nó cho thấy ước nguyện thiết tha của các bậc phụ huynh Hàn Quốc đối với thành công trong tương lai của con em họ”, ông Michael Breen, một cựu phóng viên nước ngoài đã sống ở Seuol suốt 27 năm qua cho biết. “Ở đây, hầu như không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc vào đỗ vào các trường ĐH tốt, phụ huynh và học sinh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc họ bị ám ảnh bởi cuộc thi trắc nghiệm”. 

Ảnh minh họa
Các bà mẹ cúi rạp người cầu nguyện để mong con thi đỗ tại một ngôi đền ở Seoul (Hàn Quốc) ngày hôm qua 12/11. (Ảnh: Reuters)

Theo Korea Times, không chỉ gần 680.000 tân tú tài và các học sinh “lớp 13” mà các bậc phụ huynh và thành viên trong gia đình sĩ tử ở xứ Hàn đều thành tâm cầu nguyện để mong con em mình vượt qua cuộc thi trắc nghiệm trình độ vào CĐ, ĐH.  

Điểm của kỳ thi này được xem là chỉ số quan trọng trong việc xác định trường ĐH, CĐ nào thí sinh đủ tiêu chuẩn đỗ. Xét theo nghĩa rộng, điều này còn ảnh hưởng đến sự nghiệp mà học sinh có thể có và thành công mà các em đạt được trong xã hội. 

Cũng bởi vậy, trong suốt 100 ngày trước khi kỳ thi diễn ra, không ít bà  mẹ có con vượt “vũ môn” đã tới cầu nguyện ở các nhà thờ hoặc những ngôi chùa. Còn các ông bố thì chọn cách lầm rầm cầu nguyện trên đường đến nơi làm việc. Các sĩ tử thì cố tỏ ra lãnh đạm nhưng trong tâm trí họ đang thực sự bồn chồn trước khi bước vào những giờ thử thách “nhừ tử”. 

Kang Shin-hee, một thí sinh ở Seuol, chỉ dành nửa đêm qua để ngủ và tỉnh dậy lúc 6 giờ sáng, sớm hơn một tiếng so với bình thường. Bố mẹ và cô em gái của Kang cũng chộn rộn vì cuộc thi. Tất cả họ đều dậy sớm chuẩn bị cho Kang đi thi. 
 
Ảnh minh họa
Những học sinh trung học ở Seoul hướng về một phòng thi cầu nguyện để chúc các anh chị thi đỗ. (Ảnh: Reuters)

Một tay cầm hộp cơm trưa, một tay cầm cuốn sách tham khảo, Kang cùng cả gia đình rời nhà lúc 7 giờ 20 sáng. Trước khi chui vào chiếc xe hiệu SUV, họ nắm chặt tay để cầu nguyện. Một bầu không khí trang nghiêm bao trùm cả gia đình khi chiếc SUV đưa họ đến trường trung học Jamsin, một trong số 1.124 điểm thi trên toàn quốc. 

Cùng với các sĩ tử và phụ huynh, khắp nước Hàn Quốc rộn lên không khí thi ĐH. 

Rất nhiều học sinh đến từ các trường trung học trong vùng phụ cận  đã xếp hàng dọc theo con đường dẫn đến cổng vào trường để cổ vũ cho các sĩ tử. Một số  còn mang những bức tranh cổ động và áp phích với dòng chữ “Các bạn có thể làm được điều đó” và “Hãy đạt được thành công” được giăng lên. Số khác thì phụ trách việc phát miễn phí cà phê để cổ vũ và động viên các sĩ tử. 

“Chúng tôi đã đến đây lúc 4 giờ 50 phút sáng để có được một vị trí tốt”, một cổ động viên hào hứng, “Đây là nghi thức để chúng tôi cầu nguyện cho những người tham dự cuộc thi được may mắn”. 
 
Ảnh minh họa
Thí sinh ở điểm thi trường trung học Yeouido ở Seoul tươi cười khi bước ra khỏi phòng thi chiều hôm qua. (Ảnh: Korea Times) 

Trong suốt thời gian diễn ra bài kiểm tra nghe tiếng Hàn và tiếng Anh, máy bay bị cấm cất cánh và hạ cánh. Cảnh sát đi tuần tra xung quanh khu vực thi nhằm đảm bảo không có phương tiện nào hú còi trong vòng 200 mét và luôn trong tình trạng sẵn sàng nếu xảy ra bất kì vụ tai nạn ầm ỹ nào. Giao thông vận tải công cộng hoạt động hết công suất để đảm bảo các sĩ tử đến điểm thi đúng thời gian.  

Cũng vì ước mơ cho con vào ĐH, không ít bậc phụ huynh chi hàng triệu won mỗi tháng, thậm chí chấp nhận rơi vào hoàn cảnh nợ nần để thuê gia sư dạy kèm cho con. Họ kỳ vọng với cái “giá” đó, con em họ sẽ giành được tấm vé tốt nhất vào ĐH. 

Theo Ngân hàng Hàn Quốc, năm ngoái, các gia đình chi gần 1,9 nghìn tỷ won (khoảng 1,64 tỷ USD) cho việc thuê gia sư dạy kèm. Đây là kỉ lục cao nhất từ trước đến nay được ghi nhận tại Hàn Quốc.