Hát ru tìm về giá trị truyền thống
Hát ru đang ngày một phai nhạt trong cuộc sống hiện đại khi các bà mẹ trẻ không mấy ai hát ru con... Đối với trẻ thơ, tiếng ru ầu ơ của người mẹ chỉ còn thoảng qua băng đĩa, đài báo. Chị Thanh Tâm (Liễu Giai, Hà Nội) cho biết: "Tôi có hai con nhỏ, nhưng do công việc bận rộn nên ít có thời gian ru con ngủ. Vì không thuộc nhiều bài hát ru nên tôi thường mở các đĩa hát có bài ru cho các cháu nghe".
Không chỉ trong đời sống, trong hoạt động văn hóa nghệ thuật, cả thời gian dài, hát ru cũng bị lãng quên. Nghệ sĩ không hào hứng đem lời ca lên sân khấu, khán giả cũng không nặm mà với nghệ thuật này. Năm 2004, Liên hoan hát ru được tổ chức, tại các đêm diễn của liên hoan, khán giả lèo tèo hưởng ứng, nhiều người còn ngủ gật trong lúc nghe hát. 5 năm sau Liên hoan hát ru toàn quốc, Bộ VHTT&DL cho đến các Sở VHTT&DL tỉnh, thành, không còn tổ chức bất kỳ hội diễn nào liên quan đến hát ru.
Để rồi nhớ
Tháng 5/2012, Liên hoan hát ru của Hội Phụ nữ xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị diễn ra đã đánh thức tình yêu hát ru trong lòng người nghe. Kinh phí tổ chức chỉ 3 triệu đồng, nhưng liên hoan thu hút gần 100 nghệ sĩ không chuyên từ 3 tuổi đến 63 tuổi tham gia. Hàng đêm, sân trung tâm Nhà văn hóa xã Gio An chật kín khán giả đón nghe các điệu hát ru địa phương, các điệu ru phía Bắc, phía Nam lồng ghép với các làn điệu hò ca vần vè của các vùng miền.
Tiếp nối thành công của Liên hoan hát ru xã Gio An, từ đầu tháng 6/2012, vào 20 giờ tối thứ 7 hàng tuần, sân khấu trước cổng chợ Đồng Xuân, Trung tâm Phát triển âm nhạc nghệ thuật Việt Nam đã lựa chọn loại hình âm nhạc hát ru để gửi đến công chúng. Và trong mỗi đêm diễn, hàng trăm khán giả kê dép, vây quanh sân khấu lắng nghe nghệ sĩ Kim Phượng cất lời hát "Lời ru trên nương", ru hời trong quan họ Bắc Ninh hay hát giai - hát ru trong ca trù về thân phận oan khuất của Thị Kính.
Trước sự đón nhận nhiệt tình của khán giả dành cho hát ru không kém gì chiếu xẩm, ca trù, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Thao Giang chia sẻ: "Hiếm có thể loại nhạc dân gian nào có thể đan cài, kết hợp với tất cả những loại hình còn lại như hát ru. Người Tây ru con bằng nhạc không lời, "thính giả" duy nhất là đứa trẻ mà không phải cộng đồng xã hội như mình. Còn Việt
Bên cạnh sân khấu chợ trước cổng chợ Đồng Xuân, vào những ngày kỷ niệm Ngày hội gia đình Việt Nam (từ 26 đến 28/6), tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, 20 tiết mục hát ru của các cụ cao tuổi đến từ các Câu lạc bộ Người cao tuổi của Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định cũng luôn văng vẳng bên tai người dự hội. Theo bà Nguyễn Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm: "Tôi không nghĩ người diễn thì hồ hởi, khán giả thì nhiệt tình với hát ru như vậy. Chính vì vậy, năm sau Trung tâm sẽ tổ chức Liên hoan hát ru dành cho nhiều lứa tuổi". Ngoài ra, hiện nay Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt
Với nhiều hoạt động sôi nổi, cùng sự hưởng ứng nhiệt tình của người nghe, hát ru đang có cơ hội tìm lại giá trị đích thực, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống.