HĐND TP Hà Nội chất vấn và trả lời chất vấn: Nóng chuyện cháy nổ, ùn tắc giao thông

Nhóm PVTS
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hà Nội Khóa XV đã dành một ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường.

Ngày 7/12, Kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hà Nội Khóa XV đã dành một ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường. Hàng loạt vấn đề liên quan đến phòng cháy chữa cháy (PCCC), quản lý trật tự xây dựng (TTXD), giao thông, quy hoạch, ATTP đã làm “nóng” phiên chất vấn.
 Đại biểu Nguyễn Hoài Nam chất vấn
Nóng bỏng phòng cháy, chữa cháy
PCCC là vấn đề đã được đưa ra chất vấn liên tiếp tại các kỳ họp trước và TP cũng đã có báo cáo chỉ rõ những vấn đề đã làm được trong vấn đề này. Nhưng trước thực tế liên tiếp xảy ra các vụ cháy, đặc biệt là vụ cháy nghiêm trọng tại quán karaoke 68 đường Trần Thái
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc: Kỳ vọng những chuyển biến tích cực sau phiên chất vấn
Phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, với tinh thần thẳng thắn, quyết liệt, cầu thị, phiên chất vấn đã hoàn thành nội dung đặt ra, chất lượng và hiệu quả. Các thành viên UBND TP đã thể hiện sự thẳng thắn, sẵn sàng nhận trách nhiệm về mình trong công tác điều hành, thực hiện nhiệm vụ được giao. Đây cũng là điểm mới trong hoạt động chất vấn. Chủ tịch HĐND TP kỳ vọng tập thể UBND TP sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác điều hành của UBND TP thời gian tới. Đồng thời, đề nghị UBND TP tiếp thu và phân công trách nhiệm rõ từng ngành, từng cấp, đề rõ tiến độ, đảm bảo nguồn lực, thời gian cụ thể trong thực hiện các lời hứa tại phiên chất vấn.
Tông, hàng loạt câu hỏi tái chất vấn được đại biểu (ĐB) đưa ra. Cùng với câu hỏi về kết quả xử lý những người có trách nhiệm liên quan đến vụ việc này, ĐB Nguyễn Hoài Nam (tổ Thạch Thất) chất vấn: Trong hơn 1.200 cơ sở kinh doanh karaoke, Công an TP đã cấp được bao nhiêu giấy chứng nhận đủ điều kiện và thu bao nhiêu giấy phép không đủ điều kiện do cơ sở vi phạm?
Trả lời ĐB, Giám đốc Công an TP, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương cho biết: Hà Nội có 1.317 cơ sở kinh doanh karaoke, trong đó 1.234 cơ sở được cấp phép đảm bảo an toàn trật tự. Qua kiểm tra, thanh tra, trong năm 2016 đã thu hồi 50 giấy phép kinh doanh, phạt 367 triệu đồng đối với các cơ sở vi phạm. Riêng quán karaoke 68 Trần Thái Tông, đây là cơ sở đang làm thủ tục chờ cấp phép, Công an TP chưa nhận được hồ sơ. Tuy vậy, lực lượng công an phường và quận đã kiểm tra, lập biên bản yêu cầu không được hoạt động, nhưng cơ sở này lén lút hoạt động dẫn đến sự cố đau lòng. “Sau khi sự việc xảy ra, Công an TP đã họp kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm từng đơn vị, cá nhân. Chúng tôi thấy rõ trách nhiệm của mình khi được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ mà để xảy ra sự việc này là chưa đạt yêu cầu” - Thiếu tướng Đoàn Duy Khương chia sẻ.
ĐB Trần Thế Cương (tổ Bắc Từ Liêm) cũng chất vấn Giám đốc Sở VHTT về trách nhiệm của Sở có liên quan đến quảng cáo và hoạt động karaoke. Theo Giám đốc Sở VHTT Tô Văn Động, liên quan đến vụ cháy quán karaoke, Sở đã kiểm điểm trách nhiệm 2 cơ quan có liên quan là Phòng Quản lý văn hóa và Thanh tra Sở, chỉ rõ trách nhiệm các cá nhân. "Chúng tôi nhận thức rằng đây là thiếu sót của ngành. Điều quan trọng hơn, sau kiểm điểm này, chúng tôi rút ra bài học quan trọng trong công tác quản lý lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành trên địa bàn TP Hà Nội" - ông Động nhìn nhận. Đồng thời cũng lý giải, hoạt động kinh doanh karaoke nhạy cảm, rất đặc biệt và luôn bị chủ cơ sở lách luật, công tác kiểm tra, thanh tra rất khó khăn. Các lần thanh tra đều được chủ cơ sở biết trước thông tin nên khi kiểm tra thường rất "sạch sẽ", rất tốt. Ngoài ra, mức xử phạt trong lĩnh vực này rất thấp, không có tính chất răn đe. Chủ cơ sở sẵn sàng nộp phạt để tiếp tục hoạt động.
Tham gia trả lời chất vấn về vấn đề này, Giám đốc Cảnh sát PCCC, Thiếu tướng Hoàng Quốc Định cũng thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của ngành và đã kiểm điểm trách nhiệm
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu: Kiên quyết xử lý chủ đầu tư chây ỳ trong đảm bảo PCCC
Trả lời câu hỏi của ĐB về giải pháp để giải quyết dứt điểm tình trạng nhiều khu chung cư, tái định cư chưa đảm bảo về PCCC, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu cho biết: Công tác PCCC trên địa bàn Thủ đô luôn được quan tâm, coi trọng, tập trung chỉ đạo. Về các công trình chung cư, nhà cao tầng, hiện nay có 1.075 công trình, khoảng 12% các công trình vi phạm về PCCC. TP đã cho các đoàn liên ngành vào kiểm tra, giám sát và đến nay, các chủ đầu tư công trình đã có cam kết, lộ trình, thời gian khắc phục. Đồng thời, TP cũng đẩy mạnh tuyên truyền về PCCC, nhất là các kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn, vận hành sử dụng thiết bị khi có cháy, nổ xảy ra... Thời gian tới, TP sẽ kiên quyết xử lý các chủ đầu tư chây ỳ trong bảo đảm PCCC bằng những biện pháp mạnh: Nếu công trình đang thi công, hoàn thiện thì sẽ cho công bố công khai để người dân biết, tránh mua...
 Phó Chủ tịch UBnD TP Nguyễn Quốc Hùng: Nghiêm túc thực hiện quản lý đô thị, quy hoạch
Trước khi HĐND TP bước vào phần chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng đã báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kết luận của Chủ tọa tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, HĐND TP Khóa XV.
Về quản lý đô thị, quy hoạch, Phó Chủ tịch UBND TP khẳng định, TP đã nghiêm túc tổ chức thực hiện, đến thời điểm hiện nay, TP đã phê duyệt 26/35 đồ án Quy hoạch phân khu; 31/32 đồ án Quy hoạch chung huyện, thị trấn, đô thị vệ tinh. Các đồ án còn lại đang trong quá trình lập, thẩm định, trình duyệt. Công tác di dời các cơ quan, đơn vị, cơ sở y tế, giáo dục, TP đã xem xét, giới thiệu địa điểm xây dựng và chấp thuận quy hoạch các cơ sở bệnh viện, giáo dục, các cơ quan đơn vị để phục vụ công tác di dời. Tổng các bệnh viện đã và đang thực hiện di dời đến nay là 8 cơ sở. Với các cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp, TP đã bố trí quỹ đất khu các trường ĐH tập trung tại Hòa Lạc với quy mô 279,5ha…
 Giám đốc Sở QH-KT Lê Vinh: Tốc độ phát triển nhà ở cao hơn đầu tư hạ tầng
Trước câu hỏi một số ĐB đặt ra về việc nhất thể hóa giữa quy hoạch đô thị với hạ tầng giao thông; lộ trình xây dựng các khu đô thị vệ tinh để giảm áp lực cho trung tâm… Giám đốc Sở QH-KT Lê Vinh cho biết: Theo quy hoạch, Hà Nội có 5 khu đô thị vệ tinh, hiện đã phê duyệt được 4 quy hoạch Sóc Sơn, Sơn Tây, Xuân Mai và Phú Xuyên, còn khu đô thị Hòa Lạc đang trình Thủ tướng Chính phủ để sớm phê duyệt. Tuy nhiên không phải chờ quy hoạch hết, TP mới tiến hành xây dựng, mà hiện tại đang thực hiện song song để giảm áp lực cho trung tâm. Còn về việc vấn đề cao tầng gây ra ách tắc giao thông, Hà Nội hiện nay nhu cầu nào cũng cần, giao thông cần, nhà ở cần, tất cả đòi hỏi cùng lúc, phải đặt ra lời giải cho bài toán này. “Trong quy hoạch, TP đã tính toán tất cả khu cao tầng đều được quy hoạch bởi hệ thống giao thông công cộng, nhưng có điều thực tế tốc độ phát triển nhà ở cao hơn rất nhiều đầu tư cơ sở hạ tầng. Điều này có sự vênh nhau nên tại các tuyến đường giao thông tắc, điều này TP rất sốt ruột nhưng đó là thực tế. Với hệ thống đường sắt đô thị hiện có 8 tuyến, đã xây dựng đến năm thứ 6 - 7 mà chưa xong, việc này cần chia sẻ với TP” - ông Lê Vinh nêu.
các cá nhân liên quan, rút các danh hiệu thi đua... Thiếu tướng Hoàng Quốc Định cho biết, ngành cũng đã quyết liệt trong kiểm tra xử lý, năm 2016 đã kiểm tra với 35.744 lượt, trên 15.000 cơ sở, xử phạt khoảng 3.000 cơ sở với tổng số tiền là hơn 8 tỷ đồng. “Đây là con số cũng phần nào nói lên trách nhiệm và sự quyết tâm của lực lượng PCCC trong thời gian qua” - ông Định nêu.
Kết luận lại phần tái chất vấn này, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc giao cho Cảnh sát PCCC rà soát lại toàn bộ quy hoạch về PCCC, trong đó có đầy đủ các địa điểm đặt họng nước, quy trình PCCC. Công khai danh sách tổ chức, cá nhân không chấp hành quy định về PCCC, thậm chí có thể chuyển cho cơ quan xử lý. Đến bao giờ khắc phục được vấn đề này mới không tái chất vấn nữa, để không xảy ra những vụ cháy gây tổn hại cho Nhân dân.
Trật tự xây dựng, khó kiểm soát
Hàng loạt câu hỏi liên quan đến vấn đề quản lý đô thị, TTXD đã được đặt ra trong phiên chất vấn. Dẫn ra con số 9 tháng năm 2016 có 2.149 công trình vi phạm, ĐB Vũ Ngọc Anh (tổ Nam Từ Liêm) cho rằng: Những con số này cho thấy công tác quản lý TTXD còn hạn chế và ý thức chấp hành pháp luật của một số chủ đầu tư, công trình còn yếu, thậm chí biết sai nhưng cố tình vi phạm. ĐB đề nghị UBND TP cho biết nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới. ĐB Đoàn Việt Cường (tổ Mê Linh) cũng nêu, vi phạm TTXD hiện được cử tri ví như căn bệnh khó chữa. Ngoài việc xử lý chủ đầu tư vi phạm, cần có những biện pháp quyết liệt, xử lý nghiêm minh những người để sai phạm xảy ra.
Thẳng thắn chỉ ra hàng loạt những vi phạm trong TTXD đang diễn ra trên địa bàn. Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết: Tổng cộng còn hơn 900 trường hợp vi phạm cần giải quyết. Nguyên nhân dẫn đến vi phạm là do chủ đầu tư cố tình. Tiếp đó, còn do sự bất cập trong bố trí lực lượng thanh tra xây dựng, công tác kiểm tra kiểm soát và điểm danh công trình vi phạm chưa có giải pháp mạnh. Về giải pháp trong thời gian tới, thực hiện Nghị quyết của HĐND TP, trong tháng 12/2016, TP sẽ bàn giao định biên của 1.583 thanh tra viên về quận huyện, đổi tên thành đội TTXD đô thị. Ngoài ra, một giải pháp khác là kiên quyết không để phát sinh thêm các công trình vi phạm.
Theo ĐB Nguyễn Nguyên Quân (Trưởng ban Đô thị, HĐND TP), qua khảo sát có nhiều dự án công trình vi phạm quy hoạch, tổng mặt bằng, chiều cao, mật độ xây dựng, tuy nhiên các vi phạm này không được kiểm tra và phát hiện kịp thời, một số công trình đã kiểm tra, chủ đầu tư nộp phạt nhưng phần vi phạm không bị phá dỡ tạo tiền lệ để chủ đầu tư "nhờn đòn". Cần phải có biện pháp để xử lý dứt điểm, không tái diễn tình trạng này.
Cần giải pháp bền vững cho giao thông
Theo ĐB Hoàng Thị Thúy Hằng (tổ Thường Tín): Hiện nay, một số luồng tuyến giao thông chưa đúng quy hoạch, hoạt động của các bến xe còn bất cập, gây ùn tắc giao thông. ĐB Phạm Đình Đoàn (tổ Hoàng Mai) cũng đặt vấn đề: Các chuyên gia nước ngoài dự báo trong thời gian gần, Hà Nội sẽ kẹt cứng vì tắc nghẽn giao thông, vấn đề tắc nghẽn sẽ được giải quyết cơ bản như thế nào?
Trao đổi với ĐB, Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện cho biết: Trên địa bàn hiện nay, theo quy hoạch, Hà Nội có 688 tuyến kết nối 5 bến xe đến 42 tỉnh, thành cả nước. Các luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh đã được thực hiện theo đúng quy hoạch. Tuy nhiên, nếu chiếu theo định hướng quy hoạch đến 2020, tầm nhìn đến 2030, Hà Nội có một số luồng tuyến chưa đúng định hướng và TP đang rà soát để sắp xếp lại, đảm bảo khoa học, chống ùn tắc. Giám đốc Sở GTVT cũng thừa nhận, nếu theo chỉ đạo của TP, việc điều chuyển luồng tuyến bị chậm tiến độ, nhưng vì phương án điều chuyển ban đầu chỉ tập trung điều chỉnh luồng tuyến của 4 tỉnh từ Mỹ Đình sang bến xe Nước ngầm, nên phương án này không bảo đảm bảo công bằng giữa các tỉnh, TP cũng như sự đồng bộ giữa các luồng tuyến... Vì vậy, Hà Nội đã rà soát lại đồng bộ với khối lượng công việc rất lớn và đến nay đã có phương án đang trình Bộ GTVT phê duyệt. "Tiến độ tuy chậm nhưng vẫn phù hợp với thời điểm điều chỉnh được Chính phủ quy định là trong tháng 12" - Giám đốc Sở GTVT nêu.
Trước những chất vấn của ĐB về giải pháp giảm ùn tắc giao thông, Giám đốc Sở GTVT cho biết: Về lâu dài, TP đặt ra 6 nhóm giải pháp, trong đó quan tâm phát triển hệ thống giao thông công cộng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành giao thông (giao thông thông minh) và quản lý phương tiện giao thông cá nhân, có lộ trình giảm dần, tiến tới dừng xe máy trong nội đô...
Các giải pháp này được nhiều ĐB đồng tình, tuy nhiên, theo ĐB Nguyễn Minh Đức (tổ Thanh Xuân): Liệu rằng 3 năm hay 5 năm nữa, hạ tầng giao thông Thủ đô có đáp ứng được với nhu cầu giao thông hiện nay hay không nếu như chúng ta không có những giải pháp căn cơ, dài hạn. Cùng với các giải pháp trên, chúng ta phải xây dựng được một kế hoạch tổng thể căn cứ trên quy hoạch hạ tầng giao thông đã được phê duyệt và những kế hoạch này phải được thông qua HĐND về mặt quy hoạch, đặc biệt về mặt tài chính, đầu tư với một lộ trình dài hạn. Như vậy, hai ba mươi năm nữa, chúng ta mới có thể yên tâm về mặt hạ tầng giao thông.
An toàn thực phẩm, cần nhìn nhận thực tế
Sau khi Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền có báo cáo khá toàn diện về công tác đảm bảo ATVSTP trên địa bàn, phiên chất vấn tiếp tục “nóng” với hàng loạt câu hỏi của ĐB về trách nhiệm của các sở chuyên ngành trong quản lý thuốc trừ sâu, sản xuất, kinh doanh thực phẩm… ĐB Trần Thế Cương (tổ Bắc Từ Liêm) đặt vấn đề: TP đã ban hành một loạt các đề án về ATTP trong đó có đề án về sản xuất, tiêu thụ rau an toàn, đề án hệ thống cơ sở giết mổ gia súc kèm theo đó là kinh phí, nguồn lực để thực hiện các đề án này. Vậy hiệu quả đến đâu? ĐB Nguyễn Hoài Nam (tổ Thạch Thất) thẳng thắn: Gần như các ngành rất yên tâm toàn bộ các sản phẩm mà chúng ta sản xuất, các sản phẩm chúng ta nhập về TP đều rất yên tâm, cơ bản sạch, nhưng thực tế dư luận Nhân dân lại không cho là vậy.
Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ cho biết: Sở thường xuyên phối hợp với cơ quan truyền thông phổ biến kiến thức trồng trọt cho các tổ chức, cá nhân theo quy định về ATTP, xây dựng các chuỗi liên kết, toàn TP. “Chúng tôi sẽ công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng, cơ sở thu mua được biết để tẩy chay sản phẩm không an toàn… Xử nghiêm cán bộ trong ngành để xảy ra sai sót, vi phạm, ảnh hưởng đến công tác ATTP” - ông Mỹ khẳng định.
Giám đốc Sở Công Thương Lê Hồng Thăng cũng cho biết: Hiện  lực lượng quản lý thị trường xử lý rất quyết liệt các trường hợp vi phạm. Trong 11 tháng năm 2016, xử lý tới 46.000 vụ. Chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 27 vụ, nhưng không có vụ nào về nông sản thực phẩm, không khởi tố được vụ thực phẩm chức năng nào, khởi tố 3 vụ hàng nhập lậu. Vì chỉ có thể chuyển cho công an khi thực phẩm gây chết người thì mới được khởi tố.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh: Chúng ta phải tạo ra được nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho người dân. Hiện có khoảng 5 đề án liên quan đến vùng an toàn rau sạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản. Cần rà soát các quy hoạch, đánh giá lại các đề án, nhằm kiểm soát thực phẩm ngay từ đầu vào. Rà soát sự phân công cụ thể công việc giữa Sở Y tế, Sở Công Thương và Sở NN&PTNT trong quản lý lĩnh vực này.
Ý kiến cử tri
 Rõ trách nhiệm 
Qua theo dõi phiên chất vấn của các ĐB HĐND TP sáng 7/12 về các nội dung đang “nóng” chủ yếu liên quan đến công tác PCCC, quản lý trật tự đô thị và trách nhiệm của cán bộ các cấp, ngành, tôi thấy lãnh đạo Sở VH&TT, Cảnh sát PCCC, Công an TP đã thẳng thắn nhận trách nhiệm của đơn vị trong công tác quản lý. Đồng thời, nêu rõ quan điểm ngay sau khi xảy vụ việc đã kịp thời kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm từng tập thể, cá nhân có liên quan theo quy định. Với tinh thần, trách nhiệm cầu thị của lãnh đạo các sở, ngành tại phiên chất vấn dám nhìn thẳng vào vấn đề, sự việc như vậy đã và đang lấy lại được niềm tin của Nhân dân.- Ông Mai Văn Loan - Bí thư Chi bộ thôn Bối Khê, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên
Chọn vấn đề hợp lòng dân
HĐND TP Hà Nội đưa vấn đề ATTP ra chất vấn trực tiếp đã thu hút được sự quan tâm và rất hợp lòng người dân. Việc đưa ra thống kê cụ thể các nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân Hà Nội cho thấy, lãnh đạo TP quyết tâm sẽ có những giải pháp để quản lý chất lượng thực phẩm. Tuy nhiên cũng cần nâng cao ý thức người sản xuất kinh doanh. Theo tôi, cần sớm có những đề án và nhân rộng điển hình về trồng rau an toàn, năng suất cao cho nông dân các vùng ngoại thành Hà Nội. Với mức độ đáp ứng 18% nhu cầu như hiện nay thì việc nông dân đẩy mạnh trồng rau, quả tươi, sạch là rất hợp lý, vừa đảm bảo thu nhập ổn định, vừa giúp người dân Hà Nội được sử dụng thực phẩm an toàn. Ngoài ra, việc tăng cường quản lý thực phẩm tại các chợ cóc, chợ tạm cũng là vấn đề bức thiết, mong mỏi của người dân. - Ông Nguyễn Hùng - Tổ trưởng tổ dân phố 10B, phường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng)
Còn bất cập trong giao thông đô thị
Tôi rất đồng tình khi Giám đốc Sở GTVT Hà Nội đưa ra các giải pháp chống ùn tắc giao thông, tuy nhiên, vẫn còn đó những bất cập nếu như không xây dựng được văn minh đô thị, văn hóa trong giao thông. Cụ thể, tôi thường xuyên đi lại trên tuyến đường Hồ Tùng Mậu, do đang vướng dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 nên thường xuyên trong tình trạng ùn tắc kéo dài. Đặc biệt, tình trạng xe ô tô trên đường phố mạnh ai nấy đi, giao thông hỗn loạn, không có quy tắc, trật tự, 4 - 5 làn xe ô tô cùng song hành khiến người điều khiển xe máy vất vả, thậm chí gặp nguy hiểm khi len giữa các làn xe ô tô. Do đó, Sở GTVT phải nghiên cứu tổng thể mạng lưới quy hoạch giao thông, phân tích thấy những bất cập để đề xuất với TP.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu hoạt động của loại hình xe thô sơ, xe ba bánh, bởi các loại xe này thường xuyên đi lại ngang nhiên, gây nguy hiểm đến ATGT trên địa bàn TP. Đồng thời, phải giải quyết dứt điểm vấn đề lấn chiếm đường phố, vỉa hè. Tuyến đường nào được tổ chức giữ xe, TP phải kiểm tra và xử lý vi phạm triệt để. - Bà Nguyễn Nữ Thanh Nhàn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm)

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần