Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hệ lụy khó lường

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Về biểu hiện bề ngoài, căng thẳng và đối địch vẫn tiếp tục leo thang ở khu vực Đông Bắc Á. Đó là đối đầu giữa Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ, đương nhiên có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới cả Trung Quốc và Nhật Bản.

 Tuy chưa đối tác nào nghĩ chiến tranh thật sự sẽ xảy ra, nhưng tất cả đều chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng ấy.

Với những gì đang diễn ra  cho thấy, sẽ nhiều hệ lụy lớn ảnh hưởng tới tương lai của cả khu vực. Cụ thể nhất là tình hình chính trị nội bộ ở Hàn Quốc và Nhật Bản, tới quan hệ đồng minh chiến lược giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, tới chính sách của Trung Quốc với Triều Tiên, tới quan hệ giữa Mỹ - Trung Quốc.

Tuy chưa nhiều và thật sự rõ nét nhưng Trung Quốc đã có những điều chỉnh chính sách đối với Triều Tiên, ít ra thì cũng qua những biểu hiện thái độ bên ngoài, theo hướng không còn luôn đứng về phía Triều Tiên trong vấn đề tên lửa và hạt nhân. Căng thẳng và đối địch ở khu vực tạo cơ hội và lý do thuận lợi để nữ Tổng thống mới ở Hàn Quốc và tân Thủ tướng Nhật Bản tăng cường chơi con chủ bài "dân tộc chủ nghĩa" và sự đồng thuận trong nội bộ xã hội. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể thúc đẩy việc thực hiện sửa đổi Hiến pháp hiện hành để mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội Nhật Bản, tăng cường vũ trang và hiện đại hoá quân đội. Hai nước này và Mỹ đẩy mạnh mối quan hệ đồng minh chiến lược và thực hiện cam kết bảo vệ an ninh lẫn nhau. Trung Quốc và Mỹ có dịp xích lại gần nhau vì dù còn bất đồng quan điểm trong chuyện khác thì họ vẫn có mục đích chung ở khu vực là không để chiến tranh xảy ra. Tuy nhiên, những sự kiện này vẫn có thể dẫn tới những hệ luỵ khó lường đối với tình hình của mỗi nước và khu vực.