Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hết thời bộ tứ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Có một thực tế là trong suốt chiều dài lịch sử của V.League, bộ tứ “đại gia” (HAGL, ĐT.LA, Bình Dương, Đà Nẵng) đã để lại dấu ấn đậm nét. Nhưng hiện tại và cả trong tương lai, ưu thế áp đảo của bộ tứ ấy đang bị đe dọa.

KTĐT - Có một thực tế là trong suốt chiều dài lịch sử của V.League, bộ tứ “đại gia” (HAGL, ĐT.LA, Bình Dương, Đà Nẵng) đã để lại dấu ấn đậm nét. Nhưng hiện tại và cả trong tương lai, ưu thế áp đảo của bộ tứ ấy đang bị đe dọa.

V.League 2010: Không của riêng ai

Cách đây vài năm, trước thềm mỗi mùa giải, đếm đi đếm lại người ta cũng chỉ kể ra HAGL, ĐT.LA, Bình Dương hoặc Đà Nẵng như những ƯCV cho chức vô địch. HAGL 2003-2004 rồi Bình Dương 2007-2008 đều tạo ra những đội hình mà chỉ cần nhìn thấy họ, đối thủ cũng đã “chán”, hết muốn đá rồi.

Nhưng bây giờ thì khác. V.League không chỉ còn là cuộc chơi tiền bạc của riêng ai. Cũng vì thế, số lượng Dream Team ngày một nhiều. Và đương nhiên, ưu thế của bộ tứ quyền lực truyền thống đang bị suy giảm.

XM.HP là một ví dụ. Rất khó loại họ ra khỏi nhóm những ƯCV sáng giá nhất ở V.League 2010. Nếu phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ hiện tại, XM.HP thừa sức chơi sòng phẳng với HAGL, ĐT.LA, Bình Dương hay cả ĐKVĐ Đà Nẵng. Bởi xét đến số “ngôi sao”, tuyển thủ hoặc cựu tuyển thủ, XM.HP chẳng thua kém đối thủ nào.

Cũng tương tự XM.HP là T&T HN. Đội bóng non trẻ nhất tại Thủ đô đã bước sang năm thứ hai chinh chiến tại V.League và đương nhiên cũng đã có thêm thời gian để tập hợp một lực lượng đủ khiến ngay cả bộ tứ cũng phải e dè. Năm ngoái, đã có lúc T&T HN đứng trước cơ hội về Nhì còn năm nay, nếu có bước chạy đà tốt hơn, ai biết trước liệu họ sẽ tiến xa tới đâu?

Bộ tứ: Thời kỳ mới?

Nếu chỉ nhìn bề ngoài, người ta sẽ nói rằng bộ tứ “đại gia” đang thất thế. Nhưng có một cảm nhận là dường như sau thời kỳ phát triển quá nóng, bộ tứ đang bước sang giai đoạn mới. Cách làm của họ không quá ồn ào như trước nhưng nó lại căn cơ và bài bản hơn.

Đà Nẵng chẳng hạn. Họ từng thất bại thảm hại trong những năm vung tiền tấn ra tuyển quân. Song chính ở mùa giải vô địch (2009), Đà Nẵng lại mạnh dạn sử dụng một thế hệ trẻ giàu tiềm năng, kết hợp với các cựu binh tên tuổi. Hay HAGL cũng thế, không còn khuynh đảo TTCN, mà thay vào đó, dồn khá nhiều tâm sức cho một trung tâm đào tạo trẻ.

Bình Dương chưa làm được nhiều điều cho bóng đá trẻ song cách thức xây dựng đội bóng của họ cũng có những điểm mới. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta lại nói Bình Dương đang sở hữu một trong những môi trường bóng đá thuộc loại tốt nhất. Riêng ĐT.LA thì ngay cả những năm đỉnh cao cũng chưa bao giờ có xu hướng “đốt tiền” trên TTCN.

Nói thế để thấy rằng với bộ tứ, dường như họ đã tiến trước một bước so với những đội bóng nhà giàu mới nổi. Không phải họ không còn tham vọng. Vấn đề là dường như họ đang muốn chuyển mình sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu. Đấy cũng là một bước tiến cần thiết thể hiện rằng bóng đá không phải chỉ là cuộc chơi nhất thời mà còn là một kế hoạch đầu tư nghiêm túc mang tính lâu dài.