KTDDT - Từ 12/12 tới, các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn sẽ được hỗ trợ kinh phí tới 70%. Điều này được khẳng định trong Thông tư số 207/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 28.10.
Cụ thể, sẽ hỗ trợ 70% chi phí vận chuyển, quầy hàng và nhân công phục vụ đối với hoạt động đưa hàng Việt về bán tại nông thôn, các khu công nghiệp và đô thị. Các hoạt động truyền thông tạo nhận thức chung cho cộng đồng hướng về hàng Việt được hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện bài viết và phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ Tài chính sẽ tạm ứng trước 70% kinh phí hỗ trợ theo đề nghị của các doanh nghiệp và đề án của Bộ Công thương đề ra. Đơn vị thực hiện đề án có trách nhiệm tập hợp đầy đủ chứng từ chi phí theo đúng nội dung, thời gian, địa điểm và các điều kiện khác đã nêu trong Hợp đồng ký kết giữa Bộ Công thương và đơn vị thực hiện đề án. Đơn vị thực hiện đề án có trách nhiệm quyết toán kinh phí và gửi về Bộ Tài chính chậm nhất 45 ngày sau khi kết thúc đề án. Căn cứ quyết toán đã được Bộ Tài chính phê duyệt, Bộ Tài chính tiến hành cấp tiếp kinh phí hỗ trợ còn thiếu hoặc yêu cầu hoàn trả kinh phí hỗ trợ thừa.
Như vậy, doanh nghiệp Việt
Hiệu quả của sự hỗ trợ này sẽ tăng lên theo cấp số nhân nếu như có được định nghĩa rõ ràng về mục tiêu, đối tượng thụ hưởng và tiêu chí được thụ hưởng. Nói cách khác, những câu hỏi: ở đâu được coi là nông thôn, thế nào là hàng Việt Nam, trường hợp doanh nghiệp đưa cả hàng nhập khẩu về bán cùng với hàng của Việt Nam thì xử lý như thế nào... cần được trả lời thấu đáo. Một điều đặc biệt quan trọng là phải có định nghĩa và tiêu chí để xác định các chi phí phù hợp, nhằm tránh việc khai man để nhận sự hỗ trợ từ nhà nước. Bộ Công thương có lẽ cũng không nên đứng ra ký hợp đồng với từng doanh nghiệp, mà nên giao việc này cho một tổ chức chính quyền, hay ủy thác cho một công ty, doanh nghiệp nào đó. Bởi việc của Bộ không phải là những việc ở cấp doanh nghiệp.