Tuy nhiên, vì Việt Nam có những đặc thù riêng, nên khi áp dụng phải được nghiên cứu thấu đáo, phù hợp, bám sát tình hình thực tế. Bên cạnh đó, hỗ trợ thị trường BĐS cần đặt song song với nhiệm vụ tái cấu trúc thị trường. Tức các doanh nghiệp thiếu năng lực quản lý, tài chính yếu kém nên chịu sự thanh lọc tự nhiên để thị trường phát triển lành mạnh hơn, quan tâm hướng đến lợi ích khách hàng.
Tuy nhiên, thời điểm, cách thức hỗ trợ và các yêu cầu, điều kiện song song đặt ra như thế nào để thị trường không bị tê liệt, có thể từng bước hồi phục và phát triển bền vững, lâu dài cũng là một vấn đề cần xem xét, cẩn trọng. Sự phục hồi của thị trường rõ ràng hay không phụ thuộc vào việc sớm hoàn thiện và triển khai áp dụng đồng bộ hệ thống thể chế liên quan đến BĐS.
Với sự quyết tâm, nỗ lực ưu tiên hỗ trợ cho BĐS thời gian vừa qua của Chính phủ cùng quá trình tự thân vận động, tái cấu trúc của doanh nghiệp, thị trường đang từng bước lấy lại được niềm tin cho nhà đầu tư, từ đó khơi được nguồn vốn tiềm ẩn trong dân, dòng vốn nước ngoài đã và đang trực chờ đổ vào. Thanh khoản của thị trường đang tăng và vào cuối năm khả năng sẽ phục hồi.