Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoài Đức có 9 DN sản xuất VTNN, gồm: 4 DN sản xuất thức ăn chăn nuôi, 3 DN sản xuất phân bón và 2 DN sản xuất thuốc thú y. Qua kiểm tra, các DN này đều đáp ứng đủ các điều kiện sản xuất, kinh doanh VTNN.
Ông Đỗ Đức Trung – Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức (đứng) báo cáo công tác quản lý VTNT trên địa bàn huyện |
Về hoạt động kinh doanh, toàn huyện có 39 cửa hàng kinh doanh phân bón, giống cây trồng, thuốc BVTV, 30 cửa hàng kinh doanh thuốc và vật tư thú y, 29 cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Toàn bộ 100% các cửa hàng đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Ông Đỗ Đức Trung – Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của TP, Hoài Đức siết chặt công tác kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh, lạm dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi, thuốc kích thích sinh trưởng trong trồng trọt. Kết quả cho thấy, các hàm lượng kiểm tra đều nằm trong chỉ tiêu cho phép. Bên cạnh đó, huyện thường xuyên phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát sản xuất 296,2ha rau an toàn với sản lượng tiêu thụ trung bình 1 tấn/ngày. Thay mặt cho Ban chỉ đạo Kế hoạch liên tịch 71, bà Bùi Thị Bích Hằng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội cho rằng, Hoài Đức cần tiếp tục rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNT trên địa bàn. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức cho người dân về đảm bảo vệ sinh ATTP trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN. Căn cứ vào tình hình thực tế, Ban chỉ đạo sẽ nghiên cứu, đề xuất TP bổ sung chỉ tiêu biên chế cán bộ chuyên trách về ATTP cho cấp huyện, xã. Sáng cùng ngày, Ban chỉ đạo Kế hoạch liên tịch 71 đã kiểm tra một số hộ chăn nuôi, trồng rau an toàn và kinh doanh VTNN tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức.