Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hội nghị Davos mùa hè 2013: Thích nghi để đổi mới

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu khởi sắc, Diễn đàn kinh tế Thế giới (WFF) mùa hè, còn gọi là Hội nghị Davos mùa hè tại thành phố cảng Đại Liên, Trung Quốc là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách thảo luận về tăng trưởng bền vững, an ninh năng lượng, thương mại và đầu tư.

Trong thời gian từ ngày 11 - 14/9, 1.600 khách mời đến từ 90 nước và vùng lãnh thổ tham gia khoảng 100 hội thảo xoay quanh chủ đề "Đáp ứng nhu cầu đổi mới". Các nhà tổ chức hy vọng, những phiên thảo luận về chính sách kinh tế mới của Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe (Abenomics), "Tương lai của châu Âu", việc "xây dựng môi trường kinh tế đổi mới"… sẽ giúp các đại biểu hiểu thêm về xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, từ đó thích nghi và nắm bắt cơ hội tăng trưởng trong xu thế dịch chuyển của kinh tế thế giới.

 

Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch điều hành, đồng thời là người sáng lập WEF Klaus Schwab cho rằng, thế giới đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế mới nhằm xây dựng một xã hội công bằng, nâng cao đời sống của người dân. Ông Schwab nhận định, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các nước cần suy nghĩ lại về hệ thống kinh tế thế giới và mỗi nước không nên chỉ vì lợi ích kinh tế riêng mà phải vì lợi ích của tất cả những đối tác khác, trong đó ưu tiên giải quyết tình trạng mất cân bằng kinh tế. Chủ tịch WFF hy vọng, Hội nghị Davos mùa hè 2013 sẽ tìm ra những đề xuất chính sách dài hạn, năng động và những lực đẩy mới cho tăng trưởng bền vững.

 

Trao đổi về kinh nghiệm chuyển đổi và nâng cấp nền kinh tế để đảm bảo phát triển bền vững, Thủ tướng chủ nhà Lý Khắc Cường cho biết, từ việc nhận định tiềm năng phát triển của kinh tế Trung Quốc. Chính phủ nước này đang nỗ lực để cải tổ các định chế tài chính do nhà nước chi phối, tự do hóa lãi suất và hoán đổi toàn diện Nhân dân tệ. Theo đó, Bắc Kinh lên kế hoạch từng bước hướng tới mục tiêu lãi suất và tỷ giá hối đoái theo định hướng thị trường, cũng như hoán đổi toàn diện nhân dân tệ thông qua tài khoản vốn. Ông Lý cũng phát đi tín hiệu rằng Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa lĩnh vực tài chính - lĩnh vực hiện vẫn do nhà nước chi phối. Các đại biểu cho rằng, những cải cách này sẽ mang lại hy vọng cho các định chế tài chính nước ngoài vốn đang phải đối mặt với những hạn chế khi làm ăn kinh doanh ở Trung Quốc và chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ ở đây.