Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hội nghị về an toàn sản phẩm dệt may và da giày

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Hội nghị do Hiệp hội may mặc và da giày Mỹ (AAFA), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội da giày Việt Nam (LEFASO) và Nhóm quản lý quốc tế danh sách các chất bị hạn chế dùng trong may mặc và da giày (AFIRM) tổ chức.

KTĐT - Hội nghị do Hiệp hội may mặc và da giày Mỹ (AAFA), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội da giày Việt Nam (LEFASO) và Nhóm quản lý quốc tế danh sách các chất bị hạn chế dùng trong may mặc và da giày (AFIRM) tổ chức.

Ngày 10/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị quốc tế về an toàn sản phẩm và các chất bị hạn chế trong ngành dệt may và giày dép nhập khẩu vào Mỹ.

Hội nghị do Hiệp hội may mặc và da giày Mỹ (AAFA), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội da giày Việt Nam (LEFASO) và Nhóm quản lý quốc tế danh sách các chất bị hạn chế dùng trong may mặc và da giày (AFIRM) tổ chức.

Hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề chính như những tiêu chuẩn, quy định về an toàn sản phẩm của Mỹ, châu Âu và những hướng dẫn thi hành thông qua sản phẩm là hàng may mặc dành cho trẻ em; điều cần biết, cách sử dụng và những hướng dẫn thực hiện công cụ RSL (Restricted Substances List); triển vọng của việc kiểm tra sản phẩm thông qua các chỉ số về hàm lượng chì, hóa chất, nhãn hiệu…

Đặc biệt, hội nghị đã công bố danh sách các chất bị hạn chế năm 2010 trong ngành dệt may theo chuẩn của AAFA. Ngoài ra, các chuyên gia AAFA cũng có những bài tham luận bàn về rào cản pháp luật Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu vào quốc gia này.

Mỹ được đánh giá là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những thị trường có hệ thống pháp luật, quy định an toàn hàng hóa, hệ thống phân phối và kiểm định sản phẩm cũng như quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc loại “khắt khe” nhất.

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia AAFA, hệ thống pháp luật Mỹ rất phức tạp, đó là những trở ngại, rào cản đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Việc tuân thủ các quy định có tính chặt chẽ, nghiêm ngặt đó sẽ đặt ra nhiều thách thức cho nhà xuất khẩu, nhất là khi hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng.

Mỗi bang của Mỹ lại có những quy định riêng về vấn đề an toàn sản phẩm, các chất bị hạn chế. Do đó, các chuyên gia Mỹ khuyến nghị, nếu như nhà sản xuất nắm vững và thực hiện đầy đủ luật pháp của 19 bang lớn trong tổng số 50 bang của Mỹ thì hàng hóa sẽ được phổ dụng rộng rãi đến toàn liên bang./.