Hơn 200 triệu người trên thế giới thất nghiệp

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tổng số người thất nghiệp trên toàn cầu trong năm 2009 lên tới hơn 212 triệu người, tương đương với số người bị rơi vào tình cảnh khốn cùng.

KTĐT - Tổng số người thất nghiệp trên toàn cầu trong năm 2009 lên tới hơn 212 triệu người, tương đương với số người bị rơi vào tình cảnh khốn cùng.

Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc về phát triển kinh tế Jomo Kwame Sundaram khẳng định, các chính sách và hợp tác quốc tế chống khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa tương xứng với quy mô của khủng hoảng và vẫn bị chi phối bởi các tiêu chuẩn kép.

Phát biểu ngày 9/2 tại cuộc thảo luận của Ủy ban Phát triển xã hội của Liên hợp quốc, ông Sundaram nêu rõ các nền kinh tế lớn đã thực hiện nhiều biện pháp kích thích tài chính, trong khi đó các nước nghèo mặc dù rất cần những biện pháp này để tạo việc làm nhưng đã không có khả năng thực hiện.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, các nước nghèo chưa nhận được sự trợ giúp hiệu quả từ các nước giàu. Tỷ lệ thất nghiệp tại các nước đang phát triển vẫn cao và ước tính có khoảng 51 triệu người tại những nước này bị mất việc làm do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng kéo dài và rất nghiêm trọng về việc làm. Thất nghiệp có thể tiếp tục tăng trong năm 2011, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển mặc dù có dấu hiệu phục hồi kinh tế.

Tổng số người thất nghiệp trên toàn cầu trong năm 2009 lên tới hơn 212 triệu người, tương đương với số người bị rơi vào tình cảnh khốn cùng.

ILO nhấn mạnh nếu không được giải quyết triệt để, cuộc khủng hoảng việc làm này sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, tước đi của bộ phận dân cư dễ bị tổn thương các cơ hội phát triển trong những năm tới.

Tổ chức này kêu gọi các nước thực hiện khẩn cấp chương trình bảo hiểm xã hội thích hợp cho mọi người dân và chương trình bảo hiểm xã hội cơ bản cho người già, trẻ em và người tàn tật.

Trong khi đó, đại diện Liên hiệp Công đoàn Quốc tế (ITUC) với 160 triệu người lao động ở 150 nước đã nhấn mạnh các gói kích cầu chống khủng hoảng ở các nước đang phát triển không thể chống lại tác động của khủng hoảng và ITUC đã báo động về dòng vốn từ các nước đang phát triển đổ sang các nước phát triển trong thời gian khủng hoảng.

Trong bối cảnh như vậy, ITUC kêu gọi nhanh chóng cải tổ các thể chế tài chính thế giới để loại bỏ các chính sách kèm theo điều kiện và các chính sách có thể chất thêm nợ nần cho các nước đang phát triển, đẩy các nước nghèo vào khủng hoảng nợ mới./.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần