Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hơn 6.000 doanh nghiệp được chứng nhận quản lý chất lượng

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Đây là kết quả của việc đẩy mạnh giới thiệu và đưa đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn tiên tiến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

KTĐT - Đây là kết quả của việc đẩy mạnh giới thiệu và đưa đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn tiên tiến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Hơn 6.000 doanh nghiệp được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh để có thể hội nhập vào thị trường thế giới, tạo nên những tiến bộ vượt bậc cho chất lượng sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước.

Đây là kết quả của việc đẩy mạnh giới thiệu và đưa đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn tiên tiến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tiến sỹ Ngô Quý Việt, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết trong tổng số hơn 6.000 doanh nghiệp được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001, còn có gần 500 doanh nghiệp đã áp dụng và và được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 22000, HACCP - là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm.

Các chứng chỉ này đã giúp thủy sản Việt Nam vào được các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật. Các chứng chỉ Global GAP giúp nông sản của nước ta xuất khẩu vào thị trường đó với giá rất cao như chôm chôm của ông Sáu Hớn ở Bến Tre bán tại Mỹ có giá tương đương 200.000 đồng/kg.

Tính đến năm 2009, cả nước đã có gần 9.000 doanh nghiệp được cấp mã số mã vạch. Hàng hóa mang mã số quốc gia Việt Nam với ba số đầu là 893 đang được lưu thông trên thị trường trong nước và ngoài nước, góp phần nâng cao uy tín, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt Nam.

Hàng ngàn doanh nghiệp cũng đã sử dụng công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động bằng mã số mã vạch trong quản lý sản xuất và kinh doanh thương mại, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và giảm các chi phí không cần thiết.

Nhờ đó, thị trường hàng hóa Việt Nam ngày càng dồi dào, đa dạng, đáp ứng đáng kể nhu cầu của người tiêu dùng từ bình dân đến cao cấp; chủng loại, kiểu cách, mẫu mã ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn.

Một số mặt hàng trước đây bị hàng ngoại lấn át, nay đã cạnh tranh có hiệu quả và được người tiêu dùng ưa chuộng, tỷ trọng mặt hàng chế biến, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng./.