Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hơn 69% trẻ em Việt Nam bị thiếu kẽm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi của Việt Nam cao (gần 1/3 trẻ bị thấp còi) là một chỉ số phản ánh tình trạng thiếu kẽm trầm trọng.

Theo cuộc điều tra tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng do Viện Dinh dưỡng khảo sát tại 36 xã, phường của 9 tỉnh, thành trên toàn quốc từ tháng 10/2014 đến tháng 10/2015, trong đó có Hà Nội, hiện có đến 27,8% trẻ em bị thiếu máu, 63,6% trẻ bị thiếu sắt, 13% trẻ thiếu vitamin A, riêng tình trạng thiếu kẽm lên đến 69,4%.

Theo số liệu này, thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ có xu hướng giảm so với điều tra quốc gia năm 2010, nhưng tốc độ giảm rất chậm, trong đó tỷ lệ trẻ thiếu vitamin A chưa đạt mục tiêu quốc gia đề ra năm 2015.

Việc thiếu máu, thiếu sắt làm chậm phát triển nhận thức, giảm phát triển trí tuệ ở trẻ em, đồng thời làm tăng nguy cơ tai biến sản khoa và tử vong đối với bà mẹ mang thai.

Mặt khác, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi của Việt Nam cao (gần 1/3 trẻ bị thấp còi) là một chỉ số phản ánh tình trạng thiếu kẽm trầm trọng.
Hải sản, thịt bò..là một trong 10 thực phẩm giàu kẽm.
Hải sản, thịt bò.. là một trong 10 thực phẩm giàu kẽm.
Hưởng ứng ngày Lương thực thế giới (16/10), Bộ Y tế phát động Tuần lễ "Dinh dưỡng và Phát triển" (diễn ra từ ngày 16 đến 23/10) với thông điệp "Thúc đẩy chính sách bảo trợ xã hội và phát triển nông nghiệp bền vững góp phần giảm đói nghèo, nâng cao tình trạng dinh dưỡng cho người Việt Nam".

Viện Dinh dưỡng kêu gọi mọi người dân lựa chọn, chế biến và sử dụng đa dạng nguồn thực phẩm an toàn, sẵn có tại gia đình, địa phương, tổ chức bữa ăn gia đình bảo đảm đủ dinh dưỡng và tăng cường hoạt động thể lực phòng chống thừa cân, béo phì.
 
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm ăn được nhiều nhất được tính theo thứ tự sau:

1. Sò: 13,40mg; 2. Củ cải: 11,00mg; 3. Cùi dừa già: 5mg; 4. Đậu Hà Lan (hạt): 4mg; 5. Đậu tương 3,8mg; 6. Lòng đỏ trứng gà: 3,7mg; 7. Thịt cừu: 2,9mg; 8. Bột mì: 2.5mg; 9. Thịt lợn nạc: 2,5mg; 10. Ổi: 2,4mg; 11. Gạo nếp giã: 2,3mg; 12. Thịt bò: 2,2mg; 13. Khoai lang: 2mg; 14. Gạo tẻ giã: 1,9mg; 15. Lạc hạt: 1,9mg; 16. Kê: 1,5mg; 17. Thịt gà ta: 1,5mg; 18. Rau ngổ: 1,48mg.

Bởi vì lượng kẽm hấp thu hàng ngày là cần thiết để duy trì mức độ khỏe mạnh trong cơ thể nên một số người có nguy cơ thiếu hụt kẽm.