Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Huế: Hoa thật khốn đốn còn hoa giấy lên ngôi

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trời rét kéo dài, người trồng hoa Tết ở Huế đang "khốn đốn" vì tìm đủ mọi cách để kích thích cho cây ra hoa, nhưng kết quả không được như mong muốn.

KTĐT - Trời rét kéo dài, người trồng hoa Tết ở Huế đang "khốn đốn" vì tìm đủ mọi cách để kích thích cho cây ra hoa, nhưng kết quả không được như mong muốn.

Mai vàng là loại hoa có "đẳng cấp" ở Huế, mỗi chậu có giá từ vài triệu đồng lên tới vài trăm triệu đồng. Từ giữa tháng 12 (âm lịch), tức trước Tết khoảng 45 ngày, người trồng đã nhặt hết lá để cho cây đâm nụ. Nay vì rét kéo dài, người trồng mai phải dùng hết mọi biện pháp kích thích cho cây ra hoa.

Hiện người trồng mai đang dùng phân Lâm Thao bón ở gốc rồi bịt gốc bằng nylon đưa vào nhà để chăm, hoặc dùng đèn để giữ ấm cho cây… mong mai nở kịp Tết. Tuy nhiên mai khó có khả năng nở hoa đúng Tết với tiết trời lạnh như hiện nay.

Trung bình mỗi hộ không kể công sức, riêng tiền vốn, tiền phân bón, điện sưởi ấm cho hoa chi phí lên đến 5-7 triệu.

Người dân ở Phú Mậu thu nhập chủ yếu dựa vào làm lúa và trồng hoa. Cách đây hai năm, dựa vào lợi thế địa hình phù sa ven sông, xã đã quyết định quy hoạch thành vùng hoa chất lượng cao để mong bà con nông dân có thêm thu nhập.

Trong khi đó, không khí rộn ràng lại đến với làng Thanh Tiên, cách trung tâm kinh thành Huế chừng 10km về phía Đông Bắc, với nghề truyền thống làm hoa giấy đã tồn tại mấy trăm năm.

Hiện Thanh Tiên có 20 hộ làm hoa giấy, với đủ loại hoa màu sắc rực rỡ, giá cả bán lại rẻ. Năm nay làng hoa giấy Thanh Tiên còn "được mùa" nhờ sự hồi sinh của hoa sen giấy.

Nhiều nhà kinh doanh tìm đến đặt hàng để xuất khẩu, du khách nước ngoài về tìm mua, và đặc biệt, hoa sen giấy đã trở thành một thương hiệu của Thanh Tiên được nhiều người biết đến.../.