* Tiếp tục cập nhật
Do ảnh hưởng của bão số 8, ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ đã có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10; một số nơi có gió mạnh hơn như đảo Hòn Dấu gió mạnh cấp 12, giật cấp 13; Thái Bình gió cấp 11, giật cấp 14; Văn Lý gió cấp 10, giật cấp 14; đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Nam Định và Phủ Liễn gió giật cấp 11. Ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa từ 100 – 200mm; một số nơi có mưa lớn hơn như thành phố Thái Bình 400mm; Văn Lý (Nam Định) 330mm; Phủ Liễn (Hải Phòng) 297mm; Cửa Ông (Quảng Ninh) 222mm; đảo Cô Tô 262mm…
Hướng đi của bão số 8 lúc 4h ngày 29/10. Nguồn:nchmf
Hồi 4 giờ ngày 29/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, trên khu vực ven biển các tỉnh Hải Phòng – Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên khu vực Móng Cái (Quảng Ninh). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 4 giờ ngày 30/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,6 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Cây đổ, mái tôn sập trong mưa bão ở thị trấn Kim Sơn, Ninh Bình. Ảnh: VnExpress.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) ngày hôm nay còn có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10, cấp 11. Biển động mạnh. Ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thái Bình có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.
Khu vực các tỉnh ven biển phía đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to.
Tại Hải Phòng, Quảng Ninh, gió bão đã giật tung hàng trăm cây xanh, mái nhà. Nhiều khu vực tại nội thành Hải Phòng đã bị cắt điện.
Tối 28/10, tại Hà Nội đã có gió mạnh cấp 4-5, giật cấp 6 khiến cây cối ngã rạp. Trên nhiều tuyến đường cửa ngõ của thủ đô như Phạm Hùng, Nguyễn Xiển, Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến... xe máy di chuyển khó khăn. Nhiều biển quảng cáo, cây xanh, phông bạt... ven các vỉa hè bị rách nát, đổ sụp xuống đường.
|
Tàu thuyền neo đậu, tránh bão. Ảnh: Báo Nam Định
* Hồi 19 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, sát bờ biển các tỉnh Thái Bình-Nam Định. Do ảnh hưởng của bão số 8, ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ đã có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10; một số nơi có gió mạnh hơn như Văn Lý gió cấp 10, giật cấp 13; Thái Bình gió cấp 9, giật cấp 11; Bạch Long Vĩ và Hòn Dấu gió giật cấp 11. Ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa từ 50 – 100mm; một số nơi có mưa lớn hơn như Văn Lý (Nam Định) 162mm; đảo Bạch Long Vĩ 135mm…
Hướng đi của bão số 8 lúc 19 ngày 28/10. Nguồn:nchmf
Hồi 19 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, sát bờ biển các tỉnh Thái Bình – Nam Định. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 07 giờ ngày 29/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Hải Phòng – Thái Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 19 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực phía Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.
Ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa có gió giật cấp 7, cấp 8.
Khu vực các tỉnh ven biển phía đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Ngoài ra do ảnh hưởng của bão kết hợp với thủy triều khu vực từ Quảng Ninh đến Nam Định nước biển dâng cao từ 3 – 4m.
Người già và trẻ em ở làng chài Ba Hang (Quảng Ninh) đã được đưa vào đất liền an toàn. (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
* Hồi 17h30 ngày 28/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng – Ninh Bình khoảng 100 km về phía Nam Đông Nam.
Do ảnh hưởng của bão số 8, ở Bãi Cháy (Quảng Ninh) có gió mạnh 20m/s (cấp 8), giật 26 m/s (cấp 10); Cô Tô có gió mạnh 12m/s (cấp 6), giật 15m/s (cấp 7); ở đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió mạnh 20m/s (cấp 8), giật 30m/s (cấp 11); ở Cửa Ông có gió giật 19m/s (cấp 7); Thái Bình 16m/s (cấp 7), giật 23m/s (cấp 9); Văn Lý (Nam Định) 17 m/s (cấp 7), giật 30m/s (cấp 11). Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa từ 50 – 100mm; một số nơi có mưa lớn hơn như Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh) 173mm; Mai Hóa (Quảng Bình) 139mm; Tà Rụt (Quảng Trị) 146mm …
Hồi 17 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng – Ninh Bình khoảng 100 km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km, áp sát bờ biển Đồng Bằng Bắc Bộ. Đến 04 giờ ngày 29/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Quảng Ninh – Thái Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực phía Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.
Ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa có gió giật cấp 6, cấp 7.
Khu vực các tỉnh ven biển phía đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, đến rất to. Ngoài ra do ảnh hưởng của bão kết hợp với thủy triều khu vực từ Quảng Ninh đến Ninh Bình nước biển dâng cao từ 3 – 3.5m.
* Hà Nội: Để chủ động ứng phó với cơn bão số 8, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã có công điện khẩn gửi các sở, ngành và địa phương, yêu cầu khẩn trương triển khai các phương án phòng chống bão theo kế hoạch và phương án đã lập.
Tăng cường kiểm tra, kiên quyết sơ tán dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở và các khu nhà nguy hiểm đến nơi an toàn; chỉ đạo phòng chống, bảo đảm an toàn cho nhà ở công trình đã có và các công trình đang xây dựng trên địa bàn TP.
Công ty TNHH nhà nước MTV Thoát nước Hà Nội tập trung kiểm tra, rà soát các công trình chống úng ngập, giải tỏa ngay các vật cản; triển khai các biện pháp tăng cường tiêu thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành; có giải pháp cụ thể đối với từng điểm thường xuyên úng ngập cục bộ.
Các công ty thủy lợi chủ động thực hiện tiêu nước đệm và kiểm tra vận hành các công trình đáp ứng yêu cầu chống úng ngập khi có mưa. Công ty TNHH nhà nước MTV Công viên cây xanh bảo đảm xử lý nhanh các sự cố cây đổ.
Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội bảo đảm an toàn về điện, kịp thời khắc phục sự cố, cung cấp đủ nguồn điện ổn định cho các trạm bơm tiêu hoạt động hết công suất phục vụ tiêu úng. Sở GTVT phối hợp với CATP bảo đảm giao thông tại những điểm thường xuyên xảy ra úng ngập trong khu vực nội thành.