Người dân hưởng lợi
Một bệnh nhân 72 tuổi tại Xuân La, quận Tây Hồ, khi đến Trung tâm Kỹ thuật cao, sàng lọc phát hiện bị ung thư dạ dày. Sau khi gia đình bệnh nhân đồng ý, GS Joel Leroy (Cộng hòa Pháp) - chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật tiêu hóa, cũng là người đồng hành và có công sáng lập Trung tâm kỹ thuật cao này cùng các bác sĩ của Trung tâm đã phẫu thuật thành công cắt bỏ khối u, nạo vét hạch xung quanh cho bệnh nhân. Trước đó, gia đình đã có ý định đưa bệnh nhân sang Pháp mổ với chi phí khoảng 25.000 USD (tương đương khoảng hơn 500 triệu đồng), nhưng khi mổ tại BV Xanh Pôn, chi phí tổng cộng chỉ hết khoảng 100 triệu đồng.
Đây là một trong số nhiều ca bệnh được xử lý thành công tại Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội. Sau 6 tháng hoạt động, Trung tâm đã đón tiếp trên 7.000 lượt khám chữa bệnh ngoại trú, trên 350 bệnh nhân điều trị nội trú. Nhiều bệnh nhân đã được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao, ngang tầm thế giới (như: Phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu điều trị ung thư đại trực tràng (TEM), phẫu thuật cắt trực tràng qua đường hậu môn...) với tổng số ngày điều trị trung bình 4,3 ngày/lượt (trong khi phẫu thuật tiêu hóa thông thường phải mất từ 10 - 15 ngày/lượt). Mới đây, BV Đa khoa Đức Giang đã xử lý thành công ca can thiệp bệnh lý mạch máu não đầu tiên tại đơn vị. Đây là thành quả của 3 năm BV triển khai đề án ứng dụng những kỹ thuât mới để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh nhân. Kỹ thuật này do BV T.Ư Quân đội 108 chuyển giao. Trước đó, BV đã cử 2 bác sĩ đi học chẩn đoán bệnh lý thần kinh, 2 kíp học kỹ thuật chụp và can thiệp mạch máu não tại BV T.Ư Quân đội 108, 1 bác sĩ học xử trí đột quỵ và siêu âm Doppler xuyên sọ. Hiện nay, đội ngũ bác sĩ của BV đã làm chủ được kỹ thuật can thiệp bệnh lý mạch máu não. PGS.TS Nguyễn Thái Sơn cho biết, đây là những kỹ thuật của các nước phát triển, nhưng đã được ứng dụng thành công tại Việt Nam, với giá thành thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới. Nhiều bệnh nhân được cứu sống nhờ những kỹ thuật cao này. Thời gian tới, BV Đa khoa Đức Giang sẽ tiếp tục cử các đội ngũ bác sĩ đi học kỹ thuật điều trị mạch, tạng, gan, u bướu…Là một đơn vị tự chủ kinh tế 100% từ năm 2017, BV Ung bướu Hà Nội đang dần khẳng định thương hiệu với nhiều kỹ thuật cao được coi là “đặc sản”. Chẳng hạn như kỹ thuật ứng dụng dược chất phóng xạ đánh dấu hạch ác trong ung thư giai đoạn sớm; kỹ thuật nút động mạch gan, chọn lọc trong điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát trên hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA... Ngoài ra, BV cũng sẽ đưa vào sử dụng máy PET CT để phát hiện sớm ung thư. Trong tháng 11 tới, BV sẽ hoàn thành xây dựng tòa nhà khám chữa bệnh theo yêu cầu chất lượng cao, là công trình BV tự vay vốn ngân hàng để đầu tư. Khi tòa nhà đưa vào vận hành, bệnh nhân sẽ được hội chẩn từ xa với các chuyên gia hàng đầu về ung thư tại nhiều quốc gia trên thế giới...Không phải ra nước ngoài chữa bệnhChương trình 04-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực y tế. Riêng năm 2016, TP Hà Nội đã đầu tư trên 700 tỷ đồng cho công tác nâng cao chất lượng ngành y tế. Năm 2017, TP tiếp tục huy động nguồn xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất cho ngành y tế, hướng tới mục tiêu trở thành Trung tâm y tế chất lượng cao của cả nước.
Bệnh nhân đến với Trung tâm KTC&TH Hà Nội được hưởng các dịch vụ theo tiêu chuẩn Châu Âu. Ảnh: Hà Ngân |
Nhưng, “không chọn phát triển các kỹ thuật cao mà các BV tuyến T.Ư trên địa bàn đã làm” cũng chính là hướng đi mà Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo ngành y tế Hà Nội khi yêu cầu rà soát, lập quy hoạch hệ thống y tế Thủ đô. Theo Chủ tịch UBND TP, nhiệm vụ hàng đầu của ngành y tế là phòng chống bệnh tật, bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.Riêng Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội, Chủ tịch UBND TP yêu cầu, Sở Y tế nghiên cứu và xây dựng và phát triển Trung tâm theo hướng trở thành nơi tiếp nhận chuyển giao và ứng dụng những công nghệ y học tiên tiến nhất, mới nhất trên thế giới. Đồng thời, phải xây dựng cơ chế chính sách và các giải pháp hợp lý để phục vụ người dân tốt nhất, với giá thành thấp nhất để người bệnh không phải ra nước ngoài điều trị. “Mục tiêu từ nay năm 2020, Trung tâm cần đào tạo từ 20 - 25 kíp (kỹ thuật viên chuẩn đoán hình ảnh, nội soi, gây mê hồi sức, bác sĩ mổ, điều dưỡng sau mổ), đào tạo nguồn nhân lực cho một số tỉnh" - Chủ tịch UBND TP chỉ đạo.Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, hiện, các cơ sở khám chữa bệnh tuyến TP, với 23 chuyên khoa đầu ngành, đã triển khai được nhiều kỹ thuật cao, chất lượng dịch vụ ngang tầm với các BV T.Ư cũng như khu vực Đông Nam Á. Riêng Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội, nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành thế giới, đã thực hiện được những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay. Chẳng hạn, đơn vị đã thực hiện kỹ thuật mổ nang ống mật chủ ở trẻ em bằng một lỗ, được đánh giá tương đương các nước tiên tiên trên thế giới. Đối với phẫu thuật nhi, đơn vị đã thực hiện rất nhiều kỹ thuật chỉ qua một đường mở, giúp bệnh nhi không có sẹo, đảm bảo chức năng phát triển và thẩm mỹ cho trẻ.Tuy nhiên, ông Hiền cũng cho rằng, sự chuyển biến tại các tuyến y tế chưa đồng đều. Vì thế, ngoài việc tiếp tục cải cách hoạt động của khoa khám bệnh, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, ngành y tế Hà Nội cũng đang đẩy mạnh phát triển các kỹ thuật cao ở tất cả các tuyến để đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh của Nhân dân.q