Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ích lợi từ việc giúp lao động di cư tăng cơ hội việc làm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo bà Rie Vejs Kjeldgaard, Trưởng đại diện Tổ chức Lao động quốc tế tại VN, thế giới hiện có khoảng 214 triệu lao động di cư (LĐDC).

KTĐT - Theo bà Rie Vejs Kjeldgaard, Trưởng đại diện Tổ chức Lao động quốc tế tại VN, thế giới hiện có khoảng 214 triệu lao động di cư (LĐDC). Châu Á có 14 triệu LĐDC, trong đó Indonesia, VN, Philippines là các nước phái cử nhiều lao động; Tại Indonesia, LĐDC là nữ chiếm khoảng 68 %, Philippines có 46 %. Tại VN, lao động nữ chiếm 57% số di cư trong nước. Theo ước tính của ILO, khoảng 90% mục đích di cư do lý do kinh tế.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), lao động di cư là hiện tượng  diễn ra trên toàn thế giới, tác động nhiều tới lợi ích của quốc gia phái cử cũng như tiếp nhận lao động.

Làm sao khai thác thế mạnh của lao động di cư là một nội dung của Đại hội Liên đoàn phụ nữ Asean 14 tại Hà Nội ngày 19-20.10.

Nhiều lợi ích

Theo bà Rie Vejs Kjeldgaard, Trưởng đại diện Tổ chức Lao động quốc tế tại VN, thế giới hiện có khoảng 214 triệu lao động di cư (LĐDC). Châu Á có 14 triệu LĐDC, trong đó Indonesia, VN, Philippines là các nước phái cử nhiều lao động; Tại Indonesia, LĐDC là nữ chiếm khoảng 68 %, Philippines có 46 %. Tại VN, lao động nữ chiếm 57% số di cư trong nước. Theo ước tính của ILO, khoảng 90% mục đích di cư do lý do kinh tế.

Năm 2009, LĐDC toàn cầu gửi về nước khoảng 310 tỉ USD. Không chỉ lợi ích về tài chính, LĐDC còn được lợi khi tích lũy kỹ năng và kiến thức nghề. Quốc gia tiếp nhận có thêm nguồn nhân lực bù đắp vào lĩnh vực thiếu hụt: Giúp việc gia đình, xây dựng, chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện...

Theo tiến sĩ Trần Quang Tiến (Học viện Phụ nữ VN), VN có khoảng 500 ngàn lao động (nữ giới chiếm 1/3) làm việc tại hơn 40 quốc gia, lượng kiều hối gửi về nước khoảng 7,2 tỉ USD vào năm 2008. LĐDC trong nước chủ yếu từ nông thôn ra thành thị, với đặc thù: di cư theo mùa vụ, phụ nữ chiếm số đông với 57%, tỉ lệ phụ nữ lớn tuổi tăng nhanh, đa số là lao động trẻ, học vấn thấp...

Thách thức

Theo các chuyên gia, LĐDC hiện có 2 xu thế chính: lao động có trình độ và lao động phổ thông. Lao động có trình độ chiếm số ít, chủ yếu là công việc ý tá, điều dưỡng (phần đông là nữ giới). Tại các nước sở tại, LĐDC gặp không ít tình trạng thiếu sự bảo trợ xã hội và kiểm tra an toàn lao động, nạn buôn bán lao động, bị dọa dẫm và bạo hành. Chưa kể lao động có nguy cơ bị bắt giữ do trốn ra ngoài làm "chui".

Theo tiến sĩ Trần Quang Tiến, LĐDC và gia đình gặp khó khăn tìm việc làm trong khu vực chính thức, chi phí điện - nước bất hợp lý, vay vốn giảm nghèo khó khăn. Dịch chuyển LĐDC có thể xảy gây nên sự việc thiếu nhân lực ở nước phái cử. Đại diện Hội đồng Phụ nữ QG Philippines cho biết: Nhiều bác sĩ, y tá đi làm việc tại Trung Đông khiến thiếu hụt nhân lực có tay nghề tại hệ thống y tế, dù chính phủ đã có nhiều nỗ lực khắc phục.

Theo bà Rie Vejs Kjeldgaard, LĐDC là phương thức giảm nghèo tốt, tuy nhiên cần các hiệp định song phương giữa các quốc gia phải cử và tiếp nhận lao động. Với VN, bà Rie góp ý việc nâng cao tay nghề và tiếng Anh cho lao động là cách giúp tạo vị thế và thu nhập cho LĐDC. Tiến sĩ Nguyễn Quang Tiến đề xuất Chính phủ nên thành lập một cơ quan chuyên trách về di cư để giúp lao động.

Theo tiến sĩ Nguyễn Quang Tiến, hơn 70% lý do di cư ở VN vì kinh tế: Lao động nông thôn dư thừa, áp lực chi tiêu cho gia đình, cảnh nghèo, thiếu việc làm, ảnh hưởng bởi tăng giá và thiên tai, mong ước đổi đời.