Song cảnh báo nhu cầu tiêu dùng nội địa yếu ở một số nền kinh tế đang phát triển sẽ làm giảm tốc đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
Đây cũng là lần đầu tiên trong gần hai năm qua, IMF điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu theo hướng tăng lên.
Cùng với đó, kinh tế Mỹ được dự báo tăng 2,8%, so với mức tăng 2,6% đưa ra trong lần dự báo trước; kinh tế Nhật được dự báo tăng 1,7% so với 1,2%; và kinh tế Anh được dự báo tăng 2,4% so với 1,9%.
Theo IMF, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế phát triển sẽ là động lực cho các nền kinh tế khác, qua đó thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng giúp Mỹ tăng xuất khẩu.
Đối với những nền kinh tế đang phát triển, IMF dự báo Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 7,5%, tiếp đến là Ấn Độ (5,4%), Brazil (2,3%) và Nga (2%).
Tuy nhiên, các chuyên gia IMF cũng đưa ra những dự báo thận trọng về triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu trong tương lai.
Cùng với dự báo lạc quan, IMF đồng thời kêu gọi các nước giàu tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ sự phục hồi toàn cầu.
Khi nói về những rủi ro mới đối với các nền kinh tế phát triển, IMF đề cập tới “mức lạm phát rất thấp”, đặc biệt là khu vực Eurozone.
Theo IMF, lạm phát thấp “làm gia tăng gánh nặng nợ nần thực tế và nguy cơ tăng lãi suất khi chưa hợp thời điểm. Lạm phát thấp cũng làm tăng khả năng giảm phát trong trường hợp xảy ra những cú sốc bất lợi”.
Ngoái ra, IMF tỏ ra thận trọng về triển vọng của kinh tế Eurozone khi dự báo khu vực này chỉ tăng trưởng 1% trong năm nay, hầu như không thay đổi so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 10/2013. Theo IMF, tăng trưởng kinh tế Eurozone sẽ tăng tốc lên 1,4% trong năm 2015.
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
|