Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Iran có thể làm gì trả đũa nếu Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân?

Lan Hương (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nếu Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân, Iran có thể trả đũa bằng cách làm giảm lợi ích của Washington và các đồng minh ở Trung Đông.

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân được Iran và các nước Pháp, Anh, Đức, Nga, Trung Quốc và Mỹ ký kết năm 2015. Theo đó, Iran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân, đổi lại, nước này sẽ được dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt. 
 Tổng thống Iran Rouhani tuyên bố sẽ đáp trả nếu Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân.
Tuy nhiên, việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận có thể gây ra những rắc rối ở các nước khu vực Trung Đông. Tehran đã tuyên bố sẽ đáp trả và Mỹ sẽ phải hối hận nếu rút khỏi thỏa thuận. Nhiều nhà quan sát cho rằng, Iran có thể trả đũa bằng cách làm giảm lợi ích của Washington và các đồng minh ở Trung Đông.
Iraq
Khi lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chiếm phần lớn lãnh thổ Iraq năm 2014, Iran đã nhanh chóng hỗ trợ khí tài cho Baghdad và giúp huấn luyện các chiến binh Shi’ite tại Iraq. Lực lượng này có tên gọi là PMF hiện là một lực lượng chính trị đáng kể.
Nếu thỏa thuận hạt nhân sụp đổ, Iran có thể tác động tới PMF - lực lượng luôn muốn Mỹ rút quan khỏi Iraq - tăng cường hoạt động, kể cả quân sự, tấn công lại lực lượng của Mỹ ở Iraq.
Syria
Iran và các đồng minh như lực lượng Hezbollah của Lebanon đã tham gia vào cuộc chiến ở Syria từ 2012 bằng cách trang bị vũ khí và huấn luyện lực lượng chiến binh Shi’ite.
Sự hiện diện của Iran ở Syria khiến nước này có xung đột trực tiếp với Israel. Israel từng tuyên bố sẽ không để Tehran hay Hezbollah thiết lập hiện diện quân sự vĩnh viễn ở nước láng giềng Syria.
Nếu thỏa thuận hạt nhân sụp đổ, Iran và lực lượng do nước này hậu thuẫn ở Syria sẽ gây trở ngại cho khoảng 2000 quân lính Mỹ triển khai ở phía Bắc và Đông Syria để hỗ trợ lực lượng người Kurd.
Lebanon
Theo các quan chức Israel và Mỹ, Iran hiện đang giúp lực lượng Hezbollah tại Lebanon xây dựng các nhà máy sản xuất tên lửa hoặc tái trang bị tên lửa tầm xa với hệ thống hướng dẫn chính xác. Trước đó, Hezbollah đã từng đụng độ với Israel tại biên giới hồi năm 2006. 
Hezbollah cũng là một lực lượng chính trị lớn ở Lebanon, và có thể củng cố vị thế của mình trong cuộc bầu cử. "Hezbollah đang kiểm soát chính trị Lebanon, theo nghĩa đen", ông Hilal Khashan - GS nghiên cứu chính trị cho biết. 
Nếu thỏa thuận hạt nhân sụp đổ, Iran có thể gây áp lực cho Hezbollah và có thể làm mất ổn định Lebanon, kéo theo việc Israel - đồng minh quan trọng của Mỹ - gặp rắc rối.
Yemen
Iran chưa bao giờ thừa nhận sự tham gia quân sự trực tiếp tại Yemen. Nhưng các quan chức Mỹ và Saudi cho biết họ đang cung cấp các máy bay chiến đấu cho lực lượng nổi dậy Houthi với tên lửa và các vũ khí khác.
Iran và Ả Rập Saudi - đồng minh của Mỹ - đang ở trong một cuộc đấu tranh giành quyền lực ở khu vực Trung Đông. Nếu thỏa thuận này sụp đổ, Iran có thể tăng cường hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy Houthis, có thể gây ra một phản ứng quân sự từ các nước Ả Rập Saudi và các nước vùng Vịnh như các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.