Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Iraq: Đạt được thỏa thuận chia sẻ quyền lực

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo thỏa thuận, Thủ tướng đương nhiệm Nuri al-Maliki thuộc liên minh người Shiite sẽ tiếp tục giữ ghế Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ bốn năm, Tổng thống Jalal Talabani người Cuốc cũng tiếp tục tại vị. Chức Chủ tịch Quốc hội sẽ do người Sunni nắm giữ.

KTĐT - Theo thỏa thuận, Thủ tướng đương nhiệm Nuri al-Maliki thuộc liên minh người Shiite sẽ tiếp tục giữ ghế Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ bốn năm, Tổng thống Jalal Talabani người Cuốc cũng tiếp tục tại vị. Chức Chủ tịch Quốc hội sẽ do người Sunni nắm giữ.

Sau ba ngày đàm phán căng thẳng, ngày 11/11, các phái chính trị lớn ở Iraq đã đạt được thỏa thuận chia sẻ quyền lực, mở đường chấm dứt tình trạng bế tắc suốt tám tháng qua về việc thành lập một chính phủ mới ở nước này.

Theo thỏa thuận, Thủ tướng đương nhiệm Nuri al-Maliki thuộc liên minh người Shiite sẽ tiếp tục giữ ghế Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ bốn năm, Tổng thống Jalal Talabani người Cuốc cũng tiếp tục tại vị. Chức Chủ tịch Quốc hội sẽ do người Sunni nắm giữ.

Theo một phát ngôn viên Chính phủ Iraq, khối Liên minh người Iraq của người Sunni đề cử nghị sĩ Osama Al-Nujaifi giữ chức Chủ tịch Quốc hội và Quốc hội Iraq dự kiến họp trong ngày 11/11 để bầu ông Nugiaiphi vào chức vụ này.

Các nguồn tin từ Liên minh người Iraq cho biết cựu Thủ tướng Iyad Allawi người Sunni sẽ đứng đầu Hội đồng quốc gia về các chính sách chiến lược - một cơ quan mới có quyền quyết định về các vấn đề an ninh.

Việc Quốc hội bầu được chủ tịch sẽ mở đường cho ông Talabani tiếp tục tại nhiệm tổng thống, sau đó ông sẽ chỉ định ông Maliki tiếp tục giữ chức thủ tướng. Thủ tướng Maliki sẽ có một tháng để thành lập một chính phủ có thể được sự chấp thuận của đa số tại Quốc hội.

Thỏa thuận chia sẻ quyền lực được kỳ vọng sẽ giúp giảm tình trạng bạo lực đang gia tăng mạnh tại Iraq trong bối cảnh khoảng trống quyền lực tồn tại suốt từ sau cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng Ba./.