Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kéo giảm từ 5 - 10% cả ba tiêu chí

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 13/1, Ủy ban ATGT Quốc gia đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác đảm...

Kinhtedothi - Ngày 13/1, Ủy ban ATGT Quốc gia đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác đảm bảo trật tự ATGT năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Tại Hội nghị, một trong những vấn đề được các đại biểu đặc biệt quan tâm là tiến độ ban hành các văn bản, quy định liên quan đến công tác đảm bảo trật tự ATGT.

Còn nhiều vướng mắc

Năm 2014, công tác đảm bảo trật tự ATGT đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên tại một số địa phương tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ vẫn diễn ra và khó kiểm soát. Theo ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó tập trung chủ yếu vẫn là yếu tố con người. Lý giải về việc này, ông Chính cho biết, hiện tại, ở những khu vực miền núi, để đảm bảo ATGT, UBND tỉnh chỉ đạo các lực lượng tăng cường tuần tra kiểm soát, nhất là những nơi hay xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Tuy nhiên, tai nạn vẫn không giảm bởi người dân sống ở vùng sâu, vùng xa có thói quen "đường ta, ta cứ đi" không tuân thủ các quy tắc ATGT tối thiểu. Rõ nhất là uống rượu rồi điều khiển phương tiện, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu…
Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ trên đường Phạm Hùng.  Ảnh: Trịnh  Vấn
Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ trên đường Phạm Hùng. Ảnh: Trịnh Vấn
 
Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia trong năm 2014 có 52 tỉnh, TP giảm số người chết vì TNGT. Trong đó, 10 địa phương giảm trên 20%. Tuy nhiên, còn 9 địa phương có số người chết vì TNGT tăng, trong đó 5 tỉnh tăng trên 10% là Quảng Trị, Kon Tum, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bến Tre.
Cũng đề cập đến yếu tố con người, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, năm 2014, tỉnh thu ngân sách khoảng 67 tỷ đồng từ xử phạt vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn kinh phí này hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, bà Thủy đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại việc phân bổ nguồn kinh phí xử phạt cho các địa phương.

Chia sẻ những khó khăn của các địa phương, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết, sự chậm trễ còn được thể hiện ở việc ban hành thông tư liên bộ về việc khám sức khỏe cho lái xe. "Thông tư liên bộ về việc khám sức khỏe cho lái xe đã xin ý kiến các bộ có liên quan gần 4 năm nay nhưng đến nay vẫn chưa thể ban hành". - Bộ trưởng Bộ GTVT nêu vấn đề.

Quyết liệt từ công tác chỉ đạo

Liên quan đến việc phân bổ nguồn ngân sách xử phạt vi phạm luật giao thông, ông Dương Chí Trung - Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, theo Thông tư 53, các khoản phạt về ATGT vẫn dành 100% để chi cho ATGT,
Theo chỉ tiêu Chính phủ giao, trong năm 2015, Hà Nội phải giảm 10% TNGT trêm cả ba tiêu chí so với năm 2014. Cụ thể, giảm gần 200 số vụ, giảm 60 người chết, giảm 186 người bị thương.
chi cho xăng xe, tuần tra kiểm soát; trang thiết bị phương tiện và chi bồi dưỡng lực lượng làm nhiệm vụ theo quy định của Luật Ngân sách. Việc lập dự toán không được quá số tiền xử phạt của địa phương thu về theo tỷ lệ 30/70. Trong đó, 30% do các địa phương giữ, 70% nộp về ngân sách và sẽ được Bộ Công an phân bổ cho các địa phương.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những nỗ lực của các cấp, ngành từ T.Ư đến địa phương trong việc kiềm chế TNGT; đồng thời chỉ ra một số hạn chế, yếu kém gây nhức nhối trong xã hội như một số văn bản ban hành chậm, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo đảm ATGT; tuyên truyền còn chưa sát với thực tế; công tác tổ chức giao thông còn nhiều bất cập, thiếu khoa học; công tác quản lý trong kinh doanh vận tải, đăng kiểm phương tiện cơ giới ở một số địa phương còn bị buông lỏng, xuất hiện tiêu cực...

Để khắc phục tình trạng trên, Phó Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành cần tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm kéo giảm từ 5 - 10% trên cả ba tiêu chí về ATGT tại tất cả các tỉnh, thành trong cả nước trong năm 2015, đồng thời cải thiện tốt hơn nữa tình trạng UTGT tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong thực hiện cần quyết liệt từ công tác chỉ đạo, điều hành đến ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm trong đào tạo sát hạch lái xe, đăng kiểm phương tiện.