Luật sư Bùi Đình Ứng (Trưởng văn phòng luật sư Hà Nội, đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, câu chuyện này diễn ra lâu lắm rồi, có khi đã 4, 5 năm rồi, thế nhưng, mỗi lần nhắc đến những kỷ niệm khó quên trong quá trình làm án dân sự, luật sư Ứng đều không quên nhắc đến câu chuyện này.
Ảnh minh họa
|
Luật sư bảo, đó là một vụ ly hôn hy hữu, hy hữu đến mức, luật sư Ứng đã phải từ chối làm người bảo vệ pháp luật cho vị khách này.
LS ứng kể, ngày hôm đó, có hai người phụ nữ, một già, một trẻ tìm đến nhà. Sau màn giới thiệu, luật sư Ứng được biết, đó là hai mẹ con. Hóa ra, người mẹ muốn tìm luật sư để bảo vệ quyền lợi cho con gái của mình. Bà bảo, con gái bà lấy chồng đã hai năm, trong hai năm ấy, không chỉ con gái mà cả gia đình bà đã dốc hết sức cho công việc của nhà con rể, thế nhưng cuối cùng, những lời hứa mà cậu con rể đã từng nói với con gái bà vẫn không được thực hiện. “Trước khi kết hôn, anh ta đã hứa, cưới xong, anh ta sẽ cho con gái tôi một căn nhà. Thế nhưng, đến bây giờ, đã hai năm trôi qua, toàn bộ tài sản vẫn mang tên của bố mẹ anh ta. Con tôi không có bất cứ tài sản nào. Đã vậy, sau khi cưới, bố mẹ anh ta còn xây thêm một căn nhà, cứ tưởng, căn nhà ấy sẽ mang tên con gái tôi nên chúng tôi không tiếc công tiếc sức mà đến chăm nom quán xuyến trong thời gian xây dựng. Vậy mà, bây giờ, căn nhà mới xây ấy cũng vẫn mang tên bố mẹ anh ta” - Bà mẹ ấm ức kể chuyện. Nói rồi, bà quay sang cô con gái, bảo cô kể lại sự việc thật rõ ràng, rành mạch cho luật sư. Cô con gái lau vội giọt nước mắt vừa lăn dài trên má rồi sụt sùi nhớ lại quãng thời gian đã qua. Cô bảo, cô không sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có, cũng không có sổ hộ khẩu Hà Nội, thế nhưng, bằng nghị lực của bản thân và công sức nuôi dưỡng, giáo dục của bố mẹ, cô đã tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội. Sau đó, cũng chính bằng tài năng và nghị lực của mình, cô xin được việc trong cơ quan nhà nước. Thời gian cô đi làm, cô ở trọ trong một căn phòng nhỏ hẹp ở gần cơ quan. Tại đây, cô đã quen chồng. Anh ta không có công ăn việc làm, cũng không đẹp trai tài giỏi gì, nhưng bù lại, anh ta khéo nói và có nhà Hà Nội. Mỗi lần đến phòng trọ của cô, anh ta đều ra sức lấy lòng và hứa hẹn rất nhiều. Nào là, cưới xong, hai vợ chồng sẽ được cho riêng một căn nhà và căn nhà đó sẽ mang tên cô, rồi nào là cưới xong, cô sẽ được sống trong sung sướng đủ đầy… Cô nghe mà thấy cuộc đời mình thật may mắn. Vì thế, đám cưới giữa cô và anh nhanh chóng được diễn ra. Cưới xong, nhà chồng cô cũng lên kế hoạch và nhanh chóng xây sửa thêm một căn nhà khác cho hai vợ chồng ở. Thời gian xây nhà, bố mẹ đẻ của cô chính là những người đến trông nom, giám sát xây dựng. Nhưng xây nhà xong, cô mới biết, căn nhà vẫn mang tên của bố mẹ chồng chứ không phải là tên cô như lời anh đã hứa. Đã vậy, chồng của cô vẫn cứ vô công rồi nghề, lêu lổng như ngày nào. 2 năm sau, mặc dù chưa có con nhưng vì cảm thấy quá thiệt thòi, cô quyết định gửi đơn ra tòa. Khi gửi đơn, cô nói với luật sư rằng, cô muốn được chia đôi tài sản và yêu cầu anh chồng phải bồi thường tuổi thanh xuân cho cô số tiền 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, các luật sư đều cho rằng, đó là điều không thể vì sau khi cưới, cô và chồng chưa có tài sản gì chung, toàn bộ tài sản trong gia đình đều mang tên bố mẹ chồng từ trước đó. Còn việc yêu cầu bồi thường tuổi thanh xuân thì chưa có trong quy định của pháp luật. “Có chăng, khi ra tòa, cô và bố mẹ cô sẽ được xem xét về công lao đóng góp cho gia đình chồng cô trong thời gian chung sống” - luật sư Ứng nói. Thế nhưng, cô K vẫn không chấp nhận sự thật đó. Trước tòa, cô vẫn khăng khăng ý kiến của mình, rồi khi không được Tòa giải quyết, cô lại khiếu nại, lại đòi nộp đơn lên cấp tòa cao hơn khiến sự việc ồn ào suốt một thời gian dài. Chính vì thế mà cho đến bây giờ, tâm sự với PV, luật sư Ứng vẫn bảo, dù đã tư vấn và tham gia rất nhiều các phiên tòa ly hôn, nhưng chưa có cuộc ly hôn nào, cũng chưa có khách hàng nào khiến luật sư phải ngạc nhiên vì những yêu cầu vô lý đến như vậy.
LS ứng kể, ngày hôm đó, có hai người phụ nữ, một già, một trẻ tìm đến nhà. Sau màn giới thiệu, luật sư Ứng được biết, đó là hai mẹ con. Hóa ra, người mẹ muốn tìm luật sư để bảo vệ quyền lợi cho con gái của mình. Bà bảo, con gái bà lấy chồng đã hai năm, trong hai năm ấy, không chỉ con gái mà cả gia đình bà đã dốc hết sức cho công việc của nhà con rể, thế nhưng cuối cùng, những lời hứa mà cậu con rể đã từng nói với con gái bà vẫn không được thực hiện. “Trước khi kết hôn, anh ta đã hứa, cưới xong, anh ta sẽ cho con gái tôi một căn nhà. Thế nhưng, đến bây giờ, đã hai năm trôi qua, toàn bộ tài sản vẫn mang tên của bố mẹ anh ta. Con tôi không có bất cứ tài sản nào. Đã vậy, sau khi cưới, bố mẹ anh ta còn xây thêm một căn nhà, cứ tưởng, căn nhà ấy sẽ mang tên con gái tôi nên chúng tôi không tiếc công tiếc sức mà đến chăm nom quán xuyến trong thời gian xây dựng. Vậy mà, bây giờ, căn nhà mới xây ấy cũng vẫn mang tên bố mẹ anh ta” - Bà mẹ ấm ức kể chuyện. Nói rồi, bà quay sang cô con gái, bảo cô kể lại sự việc thật rõ ràng, rành mạch cho luật sư. Cô con gái lau vội giọt nước mắt vừa lăn dài trên má rồi sụt sùi nhớ lại quãng thời gian đã qua. Cô bảo, cô không sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có, cũng không có sổ hộ khẩu Hà Nội, thế nhưng, bằng nghị lực của bản thân và công sức nuôi dưỡng, giáo dục của bố mẹ, cô đã tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội. Sau đó, cũng chính bằng tài năng và nghị lực của mình, cô xin được việc trong cơ quan nhà nước. Thời gian cô đi làm, cô ở trọ trong một căn phòng nhỏ hẹp ở gần cơ quan. Tại đây, cô đã quen chồng. Anh ta không có công ăn việc làm, cũng không đẹp trai tài giỏi gì, nhưng bù lại, anh ta khéo nói và có nhà Hà Nội. Mỗi lần đến phòng trọ của cô, anh ta đều ra sức lấy lòng và hứa hẹn rất nhiều. Nào là, cưới xong, hai vợ chồng sẽ được cho riêng một căn nhà và căn nhà đó sẽ mang tên cô, rồi nào là cưới xong, cô sẽ được sống trong sung sướng đủ đầy… Cô nghe mà thấy cuộc đời mình thật may mắn. Vì thế, đám cưới giữa cô và anh nhanh chóng được diễn ra. Cưới xong, nhà chồng cô cũng lên kế hoạch và nhanh chóng xây sửa thêm một căn nhà khác cho hai vợ chồng ở. Thời gian xây nhà, bố mẹ đẻ của cô chính là những người đến trông nom, giám sát xây dựng. Nhưng xây nhà xong, cô mới biết, căn nhà vẫn mang tên của bố mẹ chồng chứ không phải là tên cô như lời anh đã hứa. Đã vậy, chồng của cô vẫn cứ vô công rồi nghề, lêu lổng như ngày nào. 2 năm sau, mặc dù chưa có con nhưng vì cảm thấy quá thiệt thòi, cô quyết định gửi đơn ra tòa. Khi gửi đơn, cô nói với luật sư rằng, cô muốn được chia đôi tài sản và yêu cầu anh chồng phải bồi thường tuổi thanh xuân cho cô số tiền 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, các luật sư đều cho rằng, đó là điều không thể vì sau khi cưới, cô và chồng chưa có tài sản gì chung, toàn bộ tài sản trong gia đình đều mang tên bố mẹ chồng từ trước đó. Còn việc yêu cầu bồi thường tuổi thanh xuân thì chưa có trong quy định của pháp luật. “Có chăng, khi ra tòa, cô và bố mẹ cô sẽ được xem xét về công lao đóng góp cho gia đình chồng cô trong thời gian chung sống” - luật sư Ứng nói. Thế nhưng, cô K vẫn không chấp nhận sự thật đó. Trước tòa, cô vẫn khăng khăng ý kiến của mình, rồi khi không được Tòa giải quyết, cô lại khiếu nại, lại đòi nộp đơn lên cấp tòa cao hơn khiến sự việc ồn ào suốt một thời gian dài. Chính vì thế mà cho đến bây giờ, tâm sự với PV, luật sư Ứng vẫn bảo, dù đã tư vấn và tham gia rất nhiều các phiên tòa ly hôn, nhưng chưa có cuộc ly hôn nào, cũng chưa có khách hàng nào khiến luật sư phải ngạc nhiên vì những yêu cầu vô lý đến như vậy.