Hàng vạn ngôi nhà mới cho người nghèo
Sín Chéng là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai), với 100% là đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Lý Xuân Thành - Bí thư, Chủ tịch UBND xã vui mừng chia sẻ: Những năm trước kia, nơi đây trình độ dân trí thấp, sản xuất manh mún chủ yếu là tự cung tự cấp, giao thông khó khăn, hủ tục lạc hậu và nhất là tỷ lệ đói nghèo cao. Tuy nhiên, với quyết tâm không cam chịu đói nghèo của người dân và nhất là sau khi thực hiện Nghị quyết 30a, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh, từ 52% năm 2008 (theo tiêu chí cũ) còn 37,2% năm 2012 (theo tiêu chí mới), ước năm nay còn 26%. Bình quân lương thực theo đầu người đạt 620kg/năm.
Đoàn viên thanh niên Tập đoàn VNPT phổ cập tin học và Internet cho học sinh trường THPT Sìn Hồ, Lai Châu. Ảnh: Thúy Quỳnh
Với địa hình đồi núi hiểm trở, bất lợi cho canh tác và giao thương hàng hóa, Lang Chánh - huyện cách trung tâm tỉnh lỵ Thanh Hóa 100 km cũng là 1 trong 62 huyện nghèo nhất cả nước. Song, từ khi có Nghị quyết 30a, với sự giúp đỡ của các DN cùng nỗ lực của người dân, kinh tế - xã hội của huyện 5 năm qua đã tiến bộ rõ rệt. Năm 2009, Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã hỗ trợ huyện 700 triệu đồng xóa nhà tạm, tranh tre dột nát cho 1.441 hộ nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện từ 57,02% năm 2009 xuống còn 45,54% năm 2013. Năm 2010, Tổng Công ty tiếp tục hỗ trợ huyện xây dựng khu nội trú cho các học sinh THPT nghèo vùng sâu vùng xa có nơi ở để học tập, trị giá gần 10 tỷ đồng, góp phần cho huyện giảm được tỷ lệ học sinh cấp III bỏ học từ 5,4% năm 2009 còn 1,7% năm 2013.
Đề nghị Chính phủ có chính sách khuyến khích đặc biệt như chính sách thuế để DN, tổng công ty có điều kiện xây dựng nhà máy, mở các chi nhánh… đầu tư vào huyện nghèo nhằm thu hút lao động tại chỗ, tạo thêm điều kiện giải quyết công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân. Đồng thời, cần có chính sách trợ giá, trợ cước đối với một số mặt hàng như xi măng, sắt thép… phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các huyện nghèo. Ông Phạm Đăng Lực - Phó Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) Chính phủ cần có đầu mối để điều tiết các DN, tổ chức, cá nhân giúp đỡ huyện nghèo theo địa chỉ cụ thể vì thực tế hiện nay, có những nơi được nhiều tổ chức cùng giúp đỡ nhưng có huyện lại không có hoặc rất ít kinh phí giúp đỡ. Hơn nữa, các huyện nghèo nên thành lập ban quản lý dự án để tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ trợ và xây dựng kế hoạch giải ngân cụ thể theo đúng quy định quản lý tài chính của Nhà nước. Đại diện Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam |
Ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó Bí thư Đảng ủy Khối DN T.Ư cho biết: Qua 5 năm (2008 - 2012) thực hiện Nghị quyết 30a về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, đến nay đã có 26/32 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối cam kết và thực hiện hỗ trợ 54/62 huyện (bằng 87% huyện nghèo trên cả nước) với tổng giá trị 2.205,626 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các đơn vị trong Khối đã tham gia hỗ trợ, tài trợ công tác ASXH với tổng trị giá 8.569 tỷ đồng để thực hiện nhiều chương trình dự án như: "Uống nước nhớ nguồn", tôn tạo, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, thực hiện cuộc vận động "Nghĩa tình biên giới hải đảo", "Vì Trường Sa thân yêu"; xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo; giúp đồng bào vùng thiên tai, bão lũ…
Không chỉ thoát nghèo mà phải chống tái nghèo
Đó là mục tiêu phải được coi trọng khi thực hiện công tác ASXH và Nghị quyết 30a trong thời gian tới, bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh. Tuy nhiên, với tỷ lệ tái nghèo 7% hiện nay, chính sách giảm nghèo bền vững đang đối mặt với nhiều thách thức. Hiện đang có tới 8 bộ, ngành cùng với các địa phương triển khai các chương trình giảm nghèo khác nhau, chưa kể các tổ chức quốc tế… Việt
Lãnh đạo Đảng ủy Khối DN T.Ư cho biết, trong năm 2013, các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng đăng ký hỗ trợ 3.111,944 tỷ đồng cho công tác ASXH và hỗ trợ huyện nghèo theo tinh thần Nghị quyết 30a. Để công tác này phát huy hiệu quả hơn, Đảng ủy Khối kiến nghị ngoài 4 nhóm đối tượng tài trợ chính là giáo dục, y tế, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo và khắc phục hậu quả thiên tai, Chính phủ và các bộ, ngành cần xem xét có cơ chế cho DN được phép sử dụng và hạch toán từ lợi nhuận trước thuế đối với kinh phí hỗ trợ cho các chương trình đền ơn đáp nghĩa, tri ân người có công…