Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khảo nghiệm vaccine phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi

Lâm Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, quá trình khảo nghiệm hiệu quả vaccine phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi cho kết quả rất khả quan, có nhiều triển vọng để tiến hành các bước tiếp theo.

Kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại huyện Đan Phượng 
Thời gian qua, bên cạnh các giải pháp ứng phó mang tính trước mắt với bệnh dịch tả lợn châu Phi, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các ngành chức năng, doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu vào cuộc nghiên cứu sản xuất vaccine phòng dịch. Ngay sau đó, các nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân lập được virus dịch tả lợn châu Phi, đồng thời sản xuất vaccine thử nghiệm.
Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu, so sánh giữa các lô lợn thí nghiệm có tiêm vaccine và không tiêm vaccine đã nhận thấy sự khác biệt rõ ràng về bệnh lý, virus lâm sàng, nhiệt độ cũng như mức độ tiêu tốn thức ăn. Tổng thể kết quả ngăn ngừa virus tả lợn Châu Phi của vaccine là có triển vọng.
Hiện nay, nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục lặp lại các thí nghiệm với nhiều góc độ khác nhau, đồng thời sẽ triển khai kiểm nghiệm trên diện rộng để có thể đánh giá được chính xác nhất hiệu quả miễn dịch của vaccine.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, khảo nghiệm hiệu quả vaccine dịch tả lợn do Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu là một trong những biện pháp khoa học công nghệ mà Bộ đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan khẩn trương thực hiện nhằm phòng chống, ngăn ngừa dịch tả lợn châu Phi.
Được biết, hiện Trung Quốc cũng đã và đang quá trình khảo nghiệm vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi. Nếu Việt Nam cũng sản xuất được vaccine thì đây sẽ là hướng đi hiệu quả trong phòng chống loại dịch bệnh nguy hiểm này.