Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khi quan tòa… quên luật

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Cả hai phiên sơ thẩm và phúc thẩm, HĐXX đều chiểu theo mong muốn của đương sự, cho phép thuận tình ly hôn. Nhưng bản án Giám đốc thẩm sau đó lại hủy cả phần tình cảm của hai bản án trước, Thẩm phán sau đó còn “đính chính” cả bản án.

KTĐT - Cả hai phiên sơ thẩm và phúc thẩm, HĐXX đều chiểu theo mong muốn của đương sự, cho phép thuận tình ly hôn. Nhưng bản án Giám đốc thẩm sau đó lại hủy cả phần tình cảm của hai bản án trước, Thẩm phán sau đó còn “đính chính” cả bản án.

Bản án hai cấp chịu chung một số phận

 

Năm 2000, ông Trần Hiên (sinh năm 1942, ở Hà Nội) và bà Đặng Thị Huệ (sinh năm 1956, trú tại Hải Phòng) kết hôn với nhau. Trước khi kết hôn, cả ông Hiên và bà Huệ đều đã có con riêng. Sau một thời gian chung sống, hai vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và đồng ý chia tay, cùng ký vào đơn xin ly hôn.

 

Bản án sơ thẩm của TAND quận Đống Đa và Bản án phúc thẩm số 19/2008 ngày 25/3/2008 của TAND TP Hà Nội đều công nhận sự thuận tình ly hôn giữa ông Hiên và bà Huệ.

 

Hội đồng xét xử hai cấp đều xác định yêu cầu đòi chia một nửa giá trị xây dựng tầng 5 ngôi nhà số 6 (số 1 cũ) ngõ Hồ Cây Sữa của bà Huệ là không có chứng cứ, bởi nhà đã xây 5 tầng trước khi ông Hiên kết hôn với bà Huệ.

 

Ngoàira, ngôi nhà tại số 16 ngõ 2 (số cũ là 10A4) Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa cũng là tài sản riêng của ông Hiên, vì ông Hiên được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho mua nhà theo chính sách nhà ở cho cán bộ từ năm 1999, trước thời điểm ông kết hôn với bà Huệ. Hơn nữa, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu đất cũng đứng tên một mình ông Hiên.

 

Căn cứ để Tòa phúc thẩm xác định là vì bà Huệ không có giấy tờ có giá trị pháp lý để chứng minh hai ngôi nhà đó bà có tài sản đóng góp khi mua. Trong khi đó, ông Hiên lại có đầy đủ giấy tờ chứng minh những ngôi nhà đó là tài sản của riêng ông và con riêng của ông.

 

Sau khi Tòa phúc thẩm tuyên án, bà Huệ có đơn khiếu nại bản án phúc thẩm về phần chia tài sản chung của vợ chồng. Ngày 1/4/2009, TAND tối cao có Quyết định kháng nghị đối với 2 bản án mà TAND quận Đống Đa và TAND TP Hà Nội đã xét xử trước đó.

 

Ngày 09/6/2009, TAND tối cao có thêm Bản án Giám đốc dân sự số 221/GĐT-DS do bà Hoàng Thị Bắc là thẩm phán tòa án tối cao, ký hủy cả 2 bản án đã xét xử trên.

 

Điều mà bản án Giám đốc dân sự bị phản ứng là tại 2 cấp xét xử, cả hai bên đương sự đã thuận tình ly hôn, không kháng cáo về tình cảm. Đương nhiên, theo Bộ Luật Dân sự thì phần tình cảm đã có hiệu lực pháp luật. Vì thế, việc bản án Giám đốc thẩm đã hủy bỏ kết quả xét xử dù cả hai bên không có yêu cầu là hoàn toàn sai về thủ tục tố tụng dân sự.

 

Quan tòa cũng… quên luật

 

Trao đổi với PV, ông Tạ Quốc Hùng - Phó Chánh án Tòa án nhân dân TP Hà Nội - cho rằng: “Vụ án dân sự này không khác là mấy so với những vụ án ly hôn đòi chia tài sản thông thường khác, điều “bí ẩn” của những quyết định của Bản án Giám đốc thẩm làm chúng tôi thắc mắc. Chúng tôi đã gửi kiến nghị lên Tòa án nhân dân tối cao để đề nghị làm rõ vấn đề”.

 

Sau kiến nghị của tòa Hà Nội, ngày 18/8/2009, bà Hoàng Thị Bắc lại ký công văn số 35/TDS vềviệc đính chính quyết định Giám đốc thẩm tại điểm 2 với nội dung Hủy một phần tài sản của 2 bản án nói trên.
 
Khi quan tòa… quên luật - Ảnh 1
Công văn đính chính được xem là trái khoáy của bà Hoàng Thị Bắc

Vấn đề này, luật sư Trịnh Anh Dũng - VPLS Trịnh, Đoàn luật sư TP Hà Nội - cho rằng: Việc bà thẩm phán Hoàng Thị Bắc thay mặt HĐXX Giám đốc thẩm ký Công văn số 35/TDC để sửa chữa, bổ sung Quyết định Giám đốc thẩm dân sự số 221/GĐT-DS là trái với quy định tại Khoản 1, Điều 240 BLTTDS 2004 và Điểm 12, Mục III, Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của TANDTC.

 

Bởi lẽ, theo các quy định nêu trên, Toà án chỉ được sửa chữa, bổ sung bản án trong các trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả… Nhưng nội dung Công văn số 35/TDC lại thể hiện việc Toà án đính chính.

 

Thực tế, trong Công văn số 35/TDC, bà Hoàng Thị Bắc đính chính phần nội dung quan trọng của Quyết định Giám đốc thẩm dân sự số 221/GĐT-DS, đó là nội dung huỷ một phần hay toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm của TAND quận Đống Đa và Bản án dân sự phúc thẩm của TAND TP Hà Nội. Nên việc ban hành Công văn số 35/TDC ngày 18/8/2009 là vi phạm nghiêm trọng điều cấm của pháp luật, cần phải thu hồi.