Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khó khăn do thiếu cơ chế tái đầu tư

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Những năm qua, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist) là đơn vị tích cực quản bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến với các nước có tiềm năng khách du lịch như Nhật, Pháp, Tây Âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc, ASEAN.

KTĐT - Những năm qua, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist) là đơn vị tích cực quản bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến vớicác nước có tiềm năng khách du lịch như Nhật, Pháp, Tây Âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc, ASEAN.

Mặt khác Saigon Tourist cũng mời các hãng du lịch, truyền thông, và các hãng phim quốc tế đến Việt Nam thực hiện các chuyến khảo sát nhằm quảng bá con người và văn hóa Việt Nam. Nhờ đó, Saigon Tourist đã có quan hệ hợp tác quốc tế với 30 quốc gia trên thế giới.

Trong khi doanh nghiệp đã có những hoạt động tích cực trong công tác xúc tiến du lịch (XTDL), thì hoạt động này của Tổng cục du lịch (TCDL) đang gặp nhiều khó khăn do kinh phí hoạt động thiếu. Trong năm 2011 kinh phí hoạt động XTDL toàn ngành chỉ có 1,75 triệu USD (tương đương 35 tỷ đồng). Số tiền ấy còn kém mức đầu tư cho quảng bá của một số doanh nghiệp lữ hành trong nước như Saigontourist (mỗi năm chi 104 tỷ đồng) hay Vietravel (chi 36 tỷ đồng). Trong khi đó, các nước trong cùng khu vực mức kinh phí dành cho hoạt động này cao hơn nhiều như: Thái Lan là 100 triệu USD/năm, Malaysia dành 118 triệu USD/năm hay Singapore bỏ ra 70 triệu USD/năm… Đó là chưa kể các nước đó chi từ 8-10 USD/khách quốc tế cho hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia.

Do nguồn kinh phí hạn chế nên các hoạt động XTDL của Việt Nam không thể tiến hành một cách thường xuyên, chuyên nghiệp. Chính vì vậy mà tại các kỳ hội chợ du lịch quốc tế hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch của Việt Nam thường thua kém các nước Thái Lan, Philippines hay Indonesia. Cũng vì lý do này, lại không huy động được các nguồn lực xã hội tham gia nên việc việc triển khai thực hiện chương trình XTDL thiếu tính chủ động,Nhiều hoạt động chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành.

Ngoài ra, cơ cấu tổ chức cơ quan XTDL chưa hợp lý cũng là nguyên nhân khiến công tác quảng bá đã khó càng thêm khó. Trước đây, TCDL đã có Cục XTDL phụ trách mọi hoạt động XTDL. Sau khi TCDL nhập vào Bộ Văn hóa-Thể thao&Du lịch thì Cục XTDL được chuyển đổithành Vụ Thị trường. Về mặt chính sách, cấp vụ chỉ có chức năng tham mưu, không đủ thẩm quyền huy động nguồn kinh phí xã hội hóa cũng như đưa ra những chính sách hợp lý trong hoạt động XTDL. Việc thiếu "nhạc trưởng" làm cho công tác xúc tiến thời gian qua gặp khó khăn.

Theo TS. Đỗ Cẩm Thơ, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, yêu cầu hàng đầu trong việc XTDL hiện nay là vấn đề hợp tác giữa Tổng cục Du lịch với các DN và hiệp hội DN làm du lịch. Tổng cục cần đưa ra mô hình và lộ trình hợp tác cụ thể giữa cơ quan XTDL với các DN trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích của DN, đồng thời vẫn huy động được các nguồn lực khác tham gia một cách hiệu quả, chuyên nghiệp. Theo đó, TCDL phải giữ được vai trò chỉ đạo trong định hướng và đảm bảo hiệu quả cho công tác XTDL chung để các DN du lịch thấy được ưu thế, vai trò và lợi ích của họ khi tham gia hoạt động XTDL. TCDL không chỉ đóng vai trò là đầu mối tổ chức toàn bộ các hoạt động quảng bá, XTDL tầm quốc gia có sự tham gia tích cực và đảm bảo quyền lợi của các DN và các thành phần khác, mà còn có thể cung cấp tư liệu, số liệu, định hướng cũng như xu thế thị trường du lịch, cập nhật các nghiên cứu và thông tin cần thiết nhất đối với các hoạt động xúc tiến thị trường và quảng bá du lịch cho các DN.

Để tạo kinh phí cho hoạt động XTDL, TCDL đã đề xuất với chính phủ cơ chế, cứ mỗi du khách quốc tế đến Việt Nam ngành sẽ dành 1 USD để đầu tư trở lại cho hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam. Theo tính toán của TCDL, nếu đề xuất trên được phê duyệt thì ngành du lịch sẽ có thêm 5 triệu USD tương đương 100 tỷ đồng phục vụ công tác quảng bá, xúc tiến.