Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khổ vì mẹ chồng đảm quá

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Không ít lần, Hải phát bực với mẹ chồng vì bà cứ tranh làm rồi lại than đau nhức, mệt mỏi. Có khi vừa làm vừa kể lể khổ sở, vất vả với hàng xóm.

KTĐT - Không ít lần, Hải phát bực với mẹ chồng vì bà cứ tranh làm rồi lại than đau nhức, mệt mỏi. Có khi vừa làm vừa kể lể khổ sở, vất vả với hàng xóm.

Từ hôm mẹ chồng dưới quên lên trông cháu, Hải (Hà Đông, Hà Nội) thấy sợ… về nhà. Bởi mẹ chồng Hải sạch sẽ, cẩn thận, thương con dâu vất vả nên giành hết việc nhà khiến cô bị mang tiếng “chây lười” với hàng xóm.

Nhiều lần thuyết phục mẹ chồng: “Mẹ cứ nghỉ ngơi, để đấy cho con” không thành công, Hải đâm ra ngần ngại. Có lần cả nhà tổ chức ăn uống vui vẻ, Hải phải toát mồ hôi mới… tranh được đống bát đũa bẩn từ tay mẹ chồng. Thế mà vừa loay hoay một lúc đã thấy bà ở bên cạnh: “Để mẹ tráng bát giúp cho nhanh”.

 

Khi khâu úp bát xong xuôi, Hải lên nhà ăn hoa quả, vẫn thấy mẹ chồng cặm cụi lau chùi dưới bếp. Gọi mẹ chồng mấy lần không được nên Hải vui vẻ ngồi chơi cùng cả nhà. Đúng lúc đấy, bác hàng xóm là bạn thân của mẹ chồng cô sang chơi, thấy cảnh “chướng tai gai mắt” nên góp ý ngay: “Mẹ già đầu tắt mặt tối, còn con cái nhàn hạ thế này sao?” khiến Hải bối rối.

 

Không ít lần, Hải phát bực với mẹ chồng vì bà cứ tranh làm rồi lại than đau nhức, mệt mỏi. Có khi vừa làm vừa kể lể khổ sở, vất vả với hàng xóm. Bà thích nói nhiều, thích chuyện nọ chuyện kia và thường “tua đi tua lại” hàng ngày. Những lúc thoải mái, Hải sẵn sàng bắt chuyện với mẹ chồng nhưng hôm nào làm về muộn, đường tắc thì vừa bước chân về cửa đã nghe mẹ chồng than trông cháu khổ sở, với Hải, chẳng khác gì đang bị “tra tấn”.

 

Có những khi, nhắc mẹ chồng nghỉ ngơi không được, Hải hơi cáu, lớn giọng, hàng xóm lại tưởng cô đang “ngược đãi, nạt nộ” mẹ chồng.

 

Giống Hải, Lam (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng mệt vì mẹ chồng đảm quá. Bố chồng mất sớm nên mọi việc lớn nhỏ trong nhà, tự tay mẹ chồng Lam cáng đáng. Bà thích dậy từ 5h sáng, nhóm than tổ o­ng nấu ăn sáng cho cả nhà. Những lúc như thế, khói bay mù mịt, xộc thẳng vào nhà khiến vợ chồng Lam mất ngủ. Dù đã nhiều lần nhắc mẹ chồng không phải đun than, vừa độc hại, vừa vất vả nhưng cụ không nghe, cứ nhất quyết tiết kiệm để nuôi cháu.

 

Sạch sẽ, chăm chỉ nhưng mẹ chồng Lam rất thích “nhặt nhạnh”. Cái lọ, cái bình nhựa, túi nilon, vỏ hộp bánh… không bao giờ bà vứt đi luôn mà phải tích trữ trong nhà phòng khi cần dùng.

 

“Đi đổ rác thấy cái khăn mặt cũ người ta bỏ còn mới, bà cũng mang về lau bàn dù giẻ lau trong nhà không thiếu” - Lam phàn nàn. Lam cho biết, có lần, cô phải lén mang chai, lọ tích trữ của mẹ chồng bán đồng nát vì nhà chật chội, lại chứa nhiều đồ không cần thiết.

 

Còn Hòa (quận 1, TPHCM) có lúc ức chế vì mẹ chồng chăm ăn quá kỹ lưỡng. Hòa mới phải bỏ thai vì chửa ngoài tử cung nên được mẹ chồng tẩm bổ. Hòa cho biết: “Mẹ chồng mình người Hoa, nấu ăn ngon, rất chịu khó đổi món nọ, món kia. Tính bà phóng khoáng nên cái gì cũng mua nhiều, nấu nhiều và ép mình ăn hết”. Nhiều lần bỏ dở, thấy mẹ chồng tỏ ý không vui, sợ không vừa miệng con dâu nên Hòa rất ngại, đành cố ăn. Nếu cố không nổi thì nén đổ bỏ hoặc gọi chồng ăn… hộ.

 

Biết mẹ chồng yêu quý mình như con gái nên Hòa cũng yêu bà thật lòng. Tuy nhiên, ngày nào cũng được mẹ chồng ép món ngon, ngán quá mà cô cũng không dám kêu.

 

Hạnh phúc vì có mẹ chồng đảm

 

Không phải lúc nào quan hệ mẹ chồng, nàng dâu cũng gây căng thẳng, mệt mỏi. Có rất nhiều mẹ chồng, con dâu có tình cảm tốt đẹp. Nhiều nàng dâu “nhàn thân” vì có mẹ chồng đảm đang, sạch sẽ lại tâm lý. Tất nhiên trong cuộc sống không tránh khỏi những lúc này, lúc khác, mẹ chồng đảm đang cũng có thể khiến nàng dâu hơi phiền nhiễu. Trên tất cả là qua đó, con dâu cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương từ mẹ chồng và luôn biết trân trọng điều đó.