Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Không chỉ để giải quyết hàng tồn kho

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nhiều người nước ngoài sẵn sàng bỏ ra hàng tỷ đồng, thậm chí hàng chục tỷ đồng để sở hữu một căn nhà tại Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn. Nhưng sau khi nghe tư vấn về các điều kiện để được sở hữu, đa số đã bỏ ý định mua nhà, còn số ít thì nhờ người đứng tên.

 
Không chỉ để giải quyết hàng tồn kho - Ảnh 1

 
Tạo điều kiện cho người nước ngoài mua nhà sẽ kích cầu được thị trường bất động sản.  Ảnh: Trần Việt
 
 
Mặc dù, gần đây, chính sách cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam đã nới lỏng, nhưng vấn đề này vẫn còn nhiều điều đáng bàn.Thủ tục rườm ràTheo thống kê chưa đầy đủ, đến nay, mới chỉ có gần 500 trường hợp người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Đây là con số quá ít ỏi, khiêm tốn và không phản ánh đúng nhu cầu của hơn 80.000 người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.
 
Bộ Xây dựng đã đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở hiện hành. Theo đó, đối tượng người nước ngoài không chỉ được mua căn hộ hạng sang mà còn được mua biệt thự, nhà riêng lẻ. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở như cá nhân trong nước.
 
Thực tế, người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam không dễ. Đang có rất nhiều điều khoản, quy định ràng buộc về sở hữu như: Phải có thẻ cư trú trên 1 năm tại Việt Nam; là người có công, có đóng góp với đất nước; có bằng đại học trở lên; kết hôn với người Việt Nam; không kinh doanh, cho thuê khi sở hữu nhà ở Việt Nam; mua tối đa 1 căn, thời hạn sở hữu 50 năm... chưa kể đến quá trình thực hiện thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp. 
 
Nhiều người muốn mua nhà phải đi đường tắt, nhờ người trong nước đứng tên thì lại gặp rủi ro, tranh chấp. Chính những yếu tố trên khiến người nước ngoài thiếu mặn mà với việc mua, sở hữu một trốn "an cư".Yếu tố khơi thông nền kinh tếNhiều chuyên gia phân tích, với khối lượng lớn tồn kho phân khúc cao cấp như hiện nay, thu nhập của hầu hết người dân trong nước không đù chi trả, việc tìm thị trường ngoại cho BĐS là ý tưởng hay. Với 100.000 căn hộ, biệt thự, đất nền, BĐS du lịch..., trung bình 3 tỷ đồng/căn. Nếu giao dịch thành công, dòng tiền thu về tương đương 300.000 tỷ đồng, một khoản lớn để khơi thông nền kinh tế và các ngành nghề liên quan. Tồn kho BĐS được giải quyết, sắt thép, xi măng, gạch cũng có cơ hội đẩy mạnh tái sản xuất. Vấn đề an sinh xã hội, công ăn việc được đảm bảo. Đặc biệt, loại hình BĐS nghỉ dưỡng ở một số điểm du lịch như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang và Phú Quốc... nếu người nước ngoài được sở hữu, còn tăng thêm lợi nhuận cho ngành du lịch nước nhà vì đây chính là cơ sở để du khách quốc tế trở lại thường xuyên. Bên cạnh đó, việc có nhà còn thúc đẩy người nước ngoài tạo dựng những cộng đồng sinh sống trong khu vực, mang đến sự giao lưu văn hóa, những kinh nghiệm sống, phương thức kinh doanh sản xuất tiên tiến, hiện đại. Tạo kho tàng, nguồn lực chất xám đa dạng cho quốc gia. Mặt khác, khi người nước ngoài tham gia trong giao dịch mua bán, sở hữu nhà tại Việt Nam còn tăng tính cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy các chủ đầu tư dự án quan tâm, chú ý hơn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Thậm chí tác động tích cực đến chính sách Chính phủ theo hướng thông thoáng, tiến bộ hơn.
 
 
"Tại Singapore người nước ngoài rất được tạo điều kiện mua nhà, nhưng có hạn mức và quy định rõ ràng. Cụ thể, trong một tòa nhà chung cư, họ quy định rõ số lượng người của mỗi quốc gia, tức chỉ được mua bao nhiêu phần trăm căn hộ trong một tòa nhà để tránh chuyện người của một quốc gia tập trung quá nhiều trong một khu vực". - TS Đỗ Nhất Hoàng Cục trưởng Cục Đầu tư đối ngoại (Bộ KH&ĐT)