Không nặng về thủ tục hành chính
Cân nhắc chất lượng luật khi trình Quốc hội Chiều 24/5, Quốc hội cũng thảo luận tại tổ về Tờ trình Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của Quốc hội. Nhiều ý kiến cho rằng, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 có sự điều chỉnh nhiều dự án luật, vì vậy, dự án luật nào cần đóng góp ý kiến ngay thì đưa vào, các dự án luật còn lại xin ý kiến đại biểu Quốc hội góp ý vào kỳ họp sau. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014 nên giảm bớt trình Quốc hội các dự án luật chưa thực sự cần thiết. Đồng thời, xem xét chất lượng dự án luật khi áp dụng vào thực tế, tránh trường hợp trình Quốc hội nhiều, rồi sau đó lại phải chỉnh sửa, bổ sung, gây nên sự chồng chéo, khó áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. |
Nhất trí với những điểm mới trong Dự thảo Luật và việc cần phải quản lý dân cư qua đăng ký cư trú các dạng, nhưng đừng để hộ khẩu bị lạm dụng, bị coi là "bài toán khó" khi mà người dân muốn xin học cho con, xin mắc điện, nước… Đồng thời, việc quản lý dân cư là cần thiết nhưng phải làm sao để đảm bảo thuận lợi nhất cho dân khi đăng ký cư trú, tránh các thủ tục rườm rà.
ĐB Phùng Đức Tiến (Hà
Ở một khía cạnh khác, đưa ra quan điểm cần phải quản lý dân cư, hạn chế tình trạng tập trung đông dân cư ở các TP lớn bằng các biện pháp hành chính trước mắt, ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) cho rằng: Mọi vấn đề phải xuất phát từ tình hình thực tiễn. Rõ ràng tại các TP lớn đang có mật độ dân số quá đông nên cần phải có quy định siết lại, dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú đi theo hướng này là hợp lý. Quản lý hộ tịch, hộ khẩu cần khoa học hơn nữa nhưng cũng cần chặt chẽ.
Nên giao cho địa phương chủ động
Đại biểu Chu Lê Chính (đoàn Lai Châu) phát biểu tại phiên thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú. Ảnh: TTXVN
Cho rằng, quản lý dân cư mà cái gì cũng dựa vào hộ khẩu như vậy là "quá lạc hậu", nhiều ĐB Quốc hội cho rằng, chính cách hiểu ấy nên nhiều cơ quan cứ dùng hộ khẩu như một giấy phép cơ bản trong mọi thủ tục hành chính. ĐB Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) đề xuất, nên xem vấn đề tự do cư trú như tự do kinh doanh. Ở Mỹ để hạn chế kinh doanh tại một vị trí nào đó, họ không cấm nhưng ra điều kiện muốn mở nhà hàng ở đó phải có bãi giữ xe 1.000m2 chẳng hạn. Như vậy thì khó có ai có thể đáp ứng điều kiện này mà nhảy vào. Nhiều nước hạn chế cư trú ở khu trung tâm bằng cách nâng phí môi trường. Việc bố trí dân cư có nhiều việc phải làm, chứ không phải chỉ dùng hộ khẩu. Chúng ta có thể hạn chế người dân tập trung ở các khu trung tâm bằng cách đánh thuế nhà đất, phí môi trường thật cao, còn nơi khác thì thấp. ĐB Đỗ Kim Tuyến (Hà Nội) cũng cho rằng: Việc giải quyết áp lực về mật độ dân số bằng cách đưa vào một số hành vi cấm cũng như quy định cụ thể hơn các điều kiện nhập khẩu là phù hợp, nhất là với Hà Nội. Nhưng các quy định đặt ra không phải để gây khó khăn cho dân mà để có những điều kiện tốt nhất phục vụ nhân dân. Cùng với đó, quy định rằng người muốn nhập khẩu vào các TP lớn phải đảm bảo có diện tích nhà ở tối thiểu theo quy định, được chính quyền địa phương xác nhận. "Quy định như vậy liệu cấp xã có quản lý được không? Nếu chúng ta không theo dõi cẩn thận sẽ là quá sức với cấp phường, xã" - ĐB Đỗ Kim Tuyến băn khoăn.
Nhiều ĐB Quốc hội cho rằng, Dự thảo Luật này không nên đi quá sâu vào các vấn đề, nên giao cho HĐND TP đó quy định phù hợp, tránh tình trạng vênh nhau. Quốc hội chỉ nên quy định những vấn đề cơ bản, như quyền và nghĩa vụ cư trú cơ bản của công dân, điều kiện đảm bảo cho việc cư trú, điều kiện đảm bảo cơ bản cho người dân cư trú được…, còn cụ thể ra sao thì tùy vào quy hoạch dân cư của từng khu vực, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cùng với đó, nếu muốn giảm bớt sức ép nhập cư vào các TP lớn, cần phải có chính sách vĩ mô là tăng cường đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hơn nữa cho các vùng nông thôn. Khi người dân thấy kinh tế ở địa phương mình phát triển, họ sẽ không phải tìm mọi cách đến các TP lớn để làm việc, học tập và rồi lại phải chật vật xin đăng ký thường trú, tạm trú.
Phê chuẩn chức danh Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng Kiểm toán Nhà nước Với 71,28% số ĐB Quốc hội có mặt tán thành, sáng 24/5, Quốc hội đã phê chuẩn ông Đinh Tiến Dũng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nghị quyết về việc phê chuẩn chức vụ Bộ Trưởng Bộ Tài chính đối với ông Đinh Tiến Dũng cũng đã được Quốc hội biểu quyết thông qua. Trước đó, với 91,97% số phiếu tán thành, Quốc hội đã bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước với ông Đinh Tiến Dũng. Tiếp đó, thay mặt UBTV Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã giới thiệu ông Nguyễn Hữu Vạn (sinh năm 1956), Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai làm Tổng Kiểm toán Nhà nước. Chiều cùng ngày, Quốc hội đã bỏ phiếu tán thành với đề nghị của UBTV Quốc hội đề cử ông Nguyễn Hữu Vạn giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước. Kết quả có 68,87% ĐB Quốc hội chấp thuận ông Nguyễn Hữu Vạn giữ chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước thay cho ông Đinh Tiến Dũng. |