Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Không tăng trưởng bằng mọi giá

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Báo cáo của Chính phủ về mục tiêu kinh tế tổng quát năm 2015 là: Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn và vững chắc hơn năm 2014… Quan trọng nhất - ổn định kinh tế vĩ mô Trong điều kiện nguồn lực có hạn, việc trải rộng mục tiêu ưu tiên ra quá nhiều lĩnh vực là không có tính khả thi. Vì vậy, việc lựa chọn mục tiêu ưu tiên là rất cần thiết. Hiện có 2 loại ý kiến khác nhau về sự lựa chọn mục tiêu ưu tiên. Có ý kiến nhất trí với sự lựa chọn của Chính phủ. Có ý kiến cho rằng, trong thời gian tới không nên quá nhấn mạnh mục tiêu "giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô", mà nên tập trung vào tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Kinhtedothi - Báo cáo của Chính phủ về mục tiêu kinh tế tổng quát năm 2015 là: Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn và vững chắc hơn năm 2014…

Quan trọng nhất - ổn định kinh tế vĩ mô

Trong điều kiện nguồn lực có hạn, việc trải rộng mục tiêu ưu tiên ra quá nhiều lĩnh vực là không có tính khả thi. Vì vậy, việc lựa chọn mục tiêu ưu tiên là rất cần thiết. Hiện có 2 loại ý kiến khác nhau về sự lựa chọn mục tiêu ưu tiên. Có ý kiến nhất trí với sự lựa chọn của Chính phủ. Có ý kiến cho rằng, trong thời gian tới không nên quá nhấn mạnh mục tiêu "giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô", mà nên tập trung vào tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

 
Sản xuất linh kiện điện máy tại Khu công nghiệp Lai Xá, Hà Nội.      Ảnh:  Nguyễn Đức
Sản xuất linh kiện điện máy tại Khu công nghiệp Lai Xá, Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Đức
Tuy nhiên, trong kế hoạch năm 2015, một mặt cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, nhưng vẫn phải coi ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu ưu tiên. Quan điểm này xuất phát từ 3 căn cứ. 

Căn cứ thứ nhất xuất phát từ vai trò quan trọng của ổn định kinh tế vĩ mô đối với tăng trưởng. Ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ là điều kiện để tăng trưởng về số lượng (nếu kinh tế vĩ mô không ổn định thì đến tăng trưởng với tốc độ như cũ cũng không đạt được); quan trọng hơn là điều kiện để tăng trưởng có chất lượng và bền vững. 

Để tăng trưởng về số lượng không khó, chỉ cần tăng lượng vốn đầu tư bằng đi vay, tăng bội chi ngân sách, tăng nợ công, tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu, tăng nhập khẩu để sản xuất… Tuy nhiên, việc tăng trưởng bằng mọi giá này sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá vỡ ổn định kinh tế vĩ mô, phá vỡ các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó có bội chi ngân sách, làm tăng nợ công, tăng tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách, tăng lạm phát, tăng nhập siêu... 

Căn cứ thứ hai, ổn định kinh tế vĩ mô là chức năng chủ yếu của Nhà nước giữ vai trò kiến tạo môi trường; bàn tay hữu hình góp phần hạn chế các tác động tiêu cực, hướng các tác động tích cực của bàn tay vô hình vào nền kinh tế. 

Căn cứ thứ ba là xuất phát từ hiện trạng và yêu cầu của sự ổn định kinh tế vĩ mô. Về mặt này, thời gian qua đã đạt một số kết quả tích cực, như: CPI tăng thấp năm thứ ba liên tiếp; chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu, cán cân thanh toán có số dư và dự trữ ngoại hối đạt mức cao nhất từ trước tới nay; tỷ lệ đầu tư/GDP gần ngang bằng với tỷ lệ tích lũy (để dành)/GDP... 

Quan tâm đến “sức khỏe”doanh nghiệp

Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế còn những hạn chế, bất cập và đứng trước những thách thức không nhỏ. Hạn chế, bất cập lớn nhất thể hiện ở 2 cấp độ: Trạng thái cân đối của nền kinh tế còn ở trạng thái thấp và chưa vững chắc, diễn ra khi tổng cầu yếu. Thách thức lớn nhất là cân đối ngân sách khó khăn, nợ công tăng nhanh và đã ở mức cao, thời hạn vay ngắn lại so với trước, đã xuất hiện vay để đảo nợ, trả nợ; tiếp đến là nợ xấu cao, xử lý còn chậm.

Tất nhiên, ý kiến thứ hai cũng rất quan trọng, bởi Nhà nước không chỉ quan tâm đến vĩ mô mà phải quan tâm đến vi mô; không chỉ tạo hành lang pháp lý cho vi mô hoạt động và kiểm tra, thanh tra để tạo ra sự bình đẳng cho các DN khi ra sân chơi là thị trường, mà còn phải có chính sách vĩ mô để hỗ trợ cho vi mô. Ngoài các nội dung trên, các chính sách vĩ mô cần quan tâm là: Việc phân bố nguồn lực của đất nước về đất đai, vốn đầu tư... phải được công khai, minh bạch, có sự giám sát chặt chẽ và sự tham gia của các loại hình kinh tế.

Tài chính lấy thu bù chi (nhưng phải khoan thư sức dân), nuôi dưỡng nguồn thu, phải đảm bảo 3 nguyên tắc cột trụ như Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đã nêu: Tăng chi lương không cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động; tốc độ tăng chi cho an sinh xã hội không cao hơn tốc độ tăng thu ngân sách; tốc độ tăng chi thường xuyên không cao hơn tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển. Trong khi các ngân hàng đảm bảo hạn chế nợ xấu thì các ngành chức năng cần làm tốt công tác ngăn ngừa buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, trốn thuế, chuyển giá... để đảm bảo sản xuất trong nước...