Trong khi nhiều công ty lâm vào cảnh thua lỗ hay phá sản thì có không ít công ty nhỏ nhận thấy không thể thắng trong cuộc chiến về giá với những công ty cung cấp hàng hóa/dịch vụ với đối thủ lớn đã tạo cho mình sự khác biệt trong sản phẩm, nỗ lực cùng tồn tại với đối thủ. Chiến lược này được triển khai dưới nhiều hình thức: Thiết kế ra những sản phẩm bắt mắt như Apple và Bang&Olufsen đã làm; hoặc không ngừng sáng tạo như nhiều hãng kinh doanh lớn vẫn thường làm. Tuy nhiên, để thực hiện một chiến thuật thành công, kinh nghiệm của hầu hết các doanh nghiệp cho thấy phải có ba điều kiện. Thứ nhất, cần phải có một điểm ưu việt. Ví dụ, Bang&Olufsen (Đan Mạch) có thể cạnh tranh hiệu quả với những công ty sản xuất hàng điện tử giá rẻ là nhờ khả năng thiết kế sản phẩm của hãng. Chính khả năng này giúp hãng liên tục tung ra thị trường các sản phẩm mới. Thứ hai, các công ty phải thuyết phục được khách hàng trả nhiều tiền hơn vì lợi ích họ thu được nhiều hơn so với những đối thủ bán hàng/dịch vụ đã có một thị trường lớn, ổn định. Khả năng này thường tùy thuộc vào từng mặt hàng. Ví dụ, hơn 20 năm qua, các khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm cạo râu của hãng Gillettet. Rất nhiều công ty cảm thấy khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng phải trả nhiều tiền hơn cho những tính năng vượt trội so với các sản phẩm cùng loại. Nhưng Walgreens chọn cho mình hướng đi nhấn mạnh đến sự tiện lợi cho khách hàng khi đặt những cửa hàng của mình cạnh các trung tâm mua sắm, dễ dàng ra vào nhờ hệ thống cửa thông minh và thiết kế những ô cửa thanh toán rộng, tiện lợi. Và Walgreens đã "giữ được mình" và phát triển. Và điều kiện thứ ba: Các công ty phải xem xét kỹ chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu được. Việc này rất tốn thời gian.
Tuy đó là những bài học cũ nhưng có thể rất có giá trị với nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi mang hàng hóa của mình ra thế giới.