Khu di tich Óc Eo được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 27/6, tại Di tích Nam Linh Sơn tự thuộc Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc...

Kinhtedothi - Ngày 27/6, tại Di tích Nam Linh Sơn tự thuộc Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn), UBND tỉnh An Giang đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Đây là hoạt động nhằm tôn vinh giá trị to lớn của một trong ba nền văn hóa cổ của Việt Nam gồm Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo.
Đại diện Sở VHTT&DL tỉnh An Giang nhận Bằng công nhận Óc Eo - Ba Thê là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Đại diện Sở VHTT&DL tỉnh An Giang nhận Bằng công nhận Óc Eo - Ba Thê là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Tên gọi Óc Eo được nhà khảo cổ người Pháp Louis Malleret đặt theo tên một địa điểm gò Óc Eo (huyện Thoại Sơn) khi di tích này được phát hiện và công bố vào năm 1942. Từ năm 1944 đến nay, nhiều di tích ở khu vực này đã được khai quật như: Giồng Cát, Giồng Xoài, Gò Óc Eo, Gò Cây Thị, Gò Cây Me, di chỉ Đá Nổi …

Ngoài phân bố trên địa bàn huyện Thoại Sơn, Di tích khảo cổ văn hóa Óc Eo còn được phát hiện trên địa bàn huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên và một số huyện, thị xã trong tỉnh An Giang. Qua nhiều đợt khảo sát, khai quật đã phát hiện và bổ sung được nhiều hiện vật quý giá; các di vật, di chỉ của nền văn hóa Óc Eo được khai quật hết sức phong phú về loại hình và đa dạng về chất liệu như: Tôn giáo, cư trú, kiến trúc, mộ táng, nhất là các di tích kênh đào cổ, đường nước cổ, lung cổ…

Với những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu đó, Di tích Óc Eo đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận là khu di tích quốc gia với 3 cụm di tích (Kiến trúc nghệ thuật Hai Bia đá và tượng Phật bốn tay; hai di tích khảo cổ Nam Linh Sơn tự và Gò Cây Thị).                   

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần