KTĐT - Tại Trung Quốc, nhằm chống lại hiện tượng đô la hoá, Chính phủ đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối nhằm tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung cầu ngoại tệ thông suốt.
Chống đô la hoá nền kinh tế không chỉ là bài toán nan giải của các nhà điều hành Việt
Tại Trung Quốc, nhằm chống lại hiện tượng đô la hoá, Chính phủ đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối nhằm tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung cầu ngoại tệ thông suốt. Từ năm 1994-1996, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ bắt buộc, theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội (trừ các doanh nghiệp FDI) phải bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền. Khi có nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp và tổ chức xã hội được mua ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền. Nhờ biện pháp mạnh tay này mà dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng mạnh. Đến nay 2007, khi dự trữ ngoại hối lên mức hơn 1.500 tỷ USD, Chính phủ mới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ.
Bên cạnh việc tăng dự trữ USD, việc chủ động trong điều hành tỷ giá cũng là một trong những biện pháp hàng đầu được các nhà điều hành sử dụng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, trong một nỗ lực chống Đô la hoá nền kinh tế, Thái Lan và Malaysia đã nâng tỷ giá đồng nội tệ lên gần gấp đôi so với trước đó. Đồng ringgit của
Trong giai đoạn 1994-2002, các ngân hàng thương mại Trung Quốc không được phép cho các doanh nghiệp trong nước vay ngoại tệ nhằm giảm bớt hiện tượng đô la hoá. Đặc biệt, trong gói 5 giải pháp phi đô la hoá vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đề xuất có giải pháp thu hút triệt để ngoại tệ từ các doanh nghiệp, cá nhân, người Việt Nam ở nước ngoài khi mang ngoại tệ vào Việt Nam như mở thêm nhiều điểm thu đổi ngoại tệ tại các sân bay, cửa khẩu, khuyến khích tăng tỷ lệ quy đổi sang tiền VND với số lượng USD lớn. Vấn đề này đã được hầu hết các nước áp dụng từ nhiều năm nay vi quy định rất khắt khe.
Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, không thể giải quyết được tình trạng đô la hoá nền kinh tế trong một sớm một chiều. Bên cạnh các biện pháp vĩ mô, ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam cho rằng biện pháp phi Đô la hoá quan trọng nhất là tăng cường niềm tin của người dân đối với đồng nội tệ thông qua tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, ổn định tỷ giá, cải cách chính sách tiền tệ và tăng cường năng lực của các thể chế tài chính.