Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2021): Trợ lực giúp nông dân làm giàu

Ánh Ngọc (thực hiện)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tính đến thời điểm này, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) TP Hà Nội đạt hơn 660 tỷ đồng, trợ lực kịp thời cho nông dân vượt khó và vươn lên làm giàu. Chủ tịch Hội Nông dân (HND) TP Hà Nội Phạm Hải Hoa đã có cuộc trò chuyện với báo Kinh tế & Đô thị về các hoạt động hỗ trợ nông dân nhân dịp 91 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2021).

Hơn 25.000 nông dân được vay vốn

Bà đánh giá như thế nào về hoạt động Quỹ HTND trong thời gian qua?

- Tính đến hết ngày 31/8/2021, quy mô nguồn Quỹ HTND toàn TP đạt hơn 668 tỷ đồng. Trong đó, cấp TP quản lý hơn 564,3 tỷ đồng, còn lại là Quỹ cấp huyện, thị xã và cơ sở. Đến nay, tổng dư nợ nguồn Quỹ HTND TP đã giải ngân là hơn 545,5 tỷ đồng cho cho 25.606 hộ vay vốn. Với mức thu phí ưu đãi (4,8%/năm), Quỹ HTND đã tạo điều kiện cho nông dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhất là trong 4 đợt dịch Covid-19.

Từ nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ HTND, nhiều mô hình đã được duy trì, phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình trồng rau sạch tại xã Bắc Hồng (huyện Đông Anh), dự án phát triển đồ mộc dân dụng tại xã Liên Hồng (huyện Đan Phượng), mô hình chăn nuôi lợn thịt xã Vạn Thái (huyện Ứng Hòa)...
 Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Phạm Hải Hoa

Việc triển khai giải ngân vay vốn Quỹ HTND 9 tháng đầu năm đã giải quyết, tạo việc làm cho 7.736 hộ hội viên nông dân. Cùng với các nguồn vốn khác, hàng năm đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 60.000 lao động nông thôn, giúp nhiều hộ khó khăn có điều kiện để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm tăng thu nhập cải thiện đời sống. Hoạt động này cũng góp phần không nhỏ vào thực hiện mục tiêu tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo trên địa bàn Thành phố.

Hiệu quả hoạt động Quỹ HTND đã góp phần đáng kể tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân; gắn kết nông dân với tổ chức Hội, từ đó vai trò, vị thế của Hội ngày càng được nâng lên.

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát và diễn biến phức tạp, tác động đến công tác kiểm tra, giám sát, giải ngân vốn Quỹ HTND như thế nào, thưa bà?

- Thời gian qua, trong chương trình đồng hành, hỗ trợ cùng nông dân Thủ đô vượt khó khăn do đại dịch Covid-19, hoạt động Quỹ HTND là một trong những điểm nhấn của HND TP. Theo đó, Ban Quỹ HTND đã tham mưu HND TP có các nguồn hỗ trợ nông dân vượt khó khăn. Cụ thể, bên cạnh việc hỗ trợ nông dân về đời sống vật chất, tinh thần, cây, con giống, kỹ thuật, HND TP đã căn cứ tình hình diễn biến của dịch bệnh để lên phương án giải ngân kịp thời cho nông dân, không để nông dân bị đứt gãy vốn phục vụ sản xuất. Từ nguồn vốn này, nông dân có điều kiện mua tư liệu sản xuất để tái sản xuất kịp thời. Do đó, Ban Điều hành Quỹ HTND chỉ đạo Quỹ HTND các huyện, thị xã nỗ lực tập trung thu hồi vốn đến hạn, nhanh chóng giải ngân quay vòng vốn trong điều kiện bảo đảm phòng chống dịch Covid-19 với mục tiêu đưa đồng vốn đến tay hội viên nông dân kịp thời nhất.

Tạo niềm tin, điểm tựa vững chắc cho hội viên

Trong bối cảnh nhu cầu vốn sản xuất của hội viên nông dân ngày càng tăng, Hội đã triển khai các hoạt động gì để tăng trưởng nguồn Quỹ HTND?

- Hội đã chỉ đạo HND các huyện, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch và làm tốt công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng Quỹ HTND. Đến nay, 100% Quỹ HTND cấp huyện đã được bổ sung nguồn vốn ngân sách cấp huyện, trong đó 4 huyện có quy mô Quỹ HTND đạt trên 5 tỷ đồng, tiêu biểu như: Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Quốc Oai… Ngoài ra, Hội đã có văn bản đề xuất UBND TP, UBND các huyện, thị xã có kế hoạch bổ sung nguồn vốn cho Quỹ HTND vào năm 2022. Vì thực sự nhu cầu về vốn vay của hội viên nông dân hiện nay là rất lớn.

Có thể khẳng định Quỹ HTND đã và đang trở thành kênh tín dụng quan trọng để hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng các mô hình kinh tế, vươn lên làm giàu. Nội dung này được Hội thực hiện ra sao?

- Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, Quỹ đã giải ngân cho vay theo dự án xây dựng mô hình kinh tế tập thể; dự án xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp. Đáng chú ý, các dự án vay vốn đều tập trung vào mô hình ứng dụng công nghệ cao, khai thác thế mạnh của từng vùng đã tạo ra nhiều nông sản hàng hóa chất lượng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
 Chủ tịch HND TP Hà Nội Phạm Hải Hoa thăm mô hình sản xuất dưa lưới theo hướng an toàn tại huyện Chương Mỹ. Ảnh: Ánh Ngọc
Đáng ghi nhận, các dự án vay vốn Quỹ thông qua các dự án nhóm hộ đã giúp nông dân gắn bó với nhau, liên kết với Doanh nghiệp, tổ chức sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị, thúc đẩy kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong nông thôn, góp phần tích cực xây dựng chi Hội, tổ Hội nông dân nghề nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và vươn lên làm giàu.

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát và diễn biến phức tạp, ít nhiều đã tác động đến công tác kiểm tra, giám sát, giải ngân vốn Quỹ HTND, thưa bà?

- Tôi khẳng định, thời gian qua, trong chương trình đồng hành, hỗ trợ cùng nông dân Thủ đô vượt khó khăn do đại dịch Covid-19, hoạt động Quỹ HTND là một trong những điểm nhấn của HND TP. Theo đó, Ban Quỹ HTND đã tham mưu cho Ban Thường vụ Hội Nông dân TP có các nguồn hỗ trợ nông dân vượt khó khăn. Cụ thể, bên cạnh việc hỗ trợ nông dân về đời sống vật chất, tinh thần, cây, con giống, kỹ thuật, Hội Nông dân TP đã căn cứ tình hình diễn biến của dịch bệnh để lên phương án chỉ đạo giải ngân kịp thời cho nông dân, không để nông dân bị đứt gãy vốn phục vụ sản xuất.

Chúng tôi xác định rõ, từ nguồn vốn này, nông dân có điều kiện mua tư liệu sản xuất để tái sản xuất kịp thời. Do đó, Ban Điều hành Quỹ HTND chỉ đạo Quỹ HTND các huyện, thị xã nỗ lực tập trung thu hồi vốn đến hạn, nhanh chóng giải ngân quay vòng vốn trong điều kiện bảo đảm phòng chống dịch Covid-19 với mục tiêu đưa đồng vốn đên tay hội viên nông dân kịp thời nhất.

Tạo niềm tin, điểm tựa vững chắc cho hội viên

Trong bối cảnh nhu cầu vốn sản xuất của hội viên nông dân ngày càng tăng, Hội đã triển khai các hoạt động gì để tăng trưởng nguồn Quỹ HTND?

- Hội đã chỉ đạo HND các huyện, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch và làm tốt công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng Quỹ HTND. Đến nay, 100% Quỹ HTND cấp huyện đã được bổ sung nguồn vốn ngân sách cấp huyện, trong đó 4 huyện có quy mô Quỹ HTND đạt trên 5 tỷ đồng, tiêu biểu như: Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Quốc Oai.

Cùng với nguồn vốn Quỹ HTND, các cấp Hội Nông dân TP đã phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện cho hội viên, nông dân vay vốn sản xuất. Tính đến tháng 9/2021, tổng dư nợ các chương trình vay vốn Ngân hàng Chính sách xã là hơn 2.740 tỷ đồng, cho 66.060 hộ vay; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số tiền hơn 1.300 tỷ đồng cho 16.468 hộ vay.

Ngoài ra, Hội đã có văn bản đề xuất UBND TP, UBND các huyện, thị xã có kế hoạch bổ sung nguồn vốn cho Quỹ HTND vào năm 2022. Vì thực sự nhu cầu về vốn vay của hội viên nông dân hiện nay là rất lớn.

Có thể khẳng định Quỹ HTND đã và đang trở thành kênh tín dụng quan trọng để Hội hỗ trợ hội viên, nông dân xây dựng các mô hình kinh tế, vươn lên làm giàu. Nội dung này được Hội thực hiện ra sao?

- Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, Quỹ đã giải ngân cho vay theo dự án xây dựng mô hình kinh tế tập thể; dự án xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp. Đáng chú ý, các dự án vay vốn đều tập trung vào mô hình ứng dụng công nghệ cao, khai thác thế mạnh của từng vùng đã tạo ra nhiều nông sản hàng hóa chất lượng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

Quá trình thực hiện được tiến hành bình xét, công khai, dân chủ; công tác thu hồi vốn và quay vòng vốn đều nhanh gọn, không phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn. Hầu hết các hộ được vay vốn sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, góp phần tích cực vào sự phát triển của kinh tế địa phương.

Vậy, Hội sẽ thực hiện giải pháp gì để tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND trong thời gian tới?

- Cùng với việc nâng cao năng lực tham mưu xây dựng tăng trưởng nguồn, các cấp, HND TP sẽ triển khai hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền về ý nghĩa của Quỹ HTND; tăng cường công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, giám sát cho cán bộ phụ trách Quỹ tại HND cơ sở. Đồng thời, đẩy mạnh việc gắn xây dựng tăng trưởng Quỹ HTND với phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, tập trung vào các nông sản có thế mạnh, có thương hiệu của địa phương. Mặt khác, Hội chỉ đạo quản lý chặt chẽ nguồn vốn, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của các hộ vay để bảo đảm nguồn vốn Quỹ HTND được an toàn.

Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam khóa VII về “Đẩy mạnh xây dựng Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp”, Quỹ HTND TP tiếp tục chuyển dần hướng cho vay theo dự án của các chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, mô hình kinh tế tập thể. Các chi Hội, tổ Hội này sản xuất nông sản theo chuỗi liên kết, tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của thị trường nên đầu ra cũng sẽ thuận lợi hơn. Từ đó, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng lợi nhuận cho nông dân.

"Hội đặt ra phương châm rõ ràng là gắn hiệu quả sử dụng vốn Quỹ HTND với việc xây dựng, phát triển tổ chức Hội và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thủ đô. Đối với các dự án được vay vốn phải bảo đảm tính khả thi, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, giúp hội viên nông dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống." - Chủ tịch HND TP Hà Nội Phạm Hải Hoa

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần