Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lá nho và hạt nho mới là thành phần đáng tiền!

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Gần đây, có dịp ghé vùng Phan Rang thấy đây là vườn nho, kia là nguồn nước khoáng, biết tả sao cho xiết nỗi hân hoan của người tìm kiếm liệu pháp chống lão hóa, chẳng khác nào học trò “trúng tủ” khi mở đề thi.

KTĐT - Gần đây, có dịp ghé vùng Phan Rang thấy đây là vườn nho, kia là nguồn nước khoáng, biết tả sao cho xiết nỗi hân hoan của người tìm kiếm liệu pháp chống lão hóa, chẳng khác nào học trò “trúng tủ” khi mở đề thi. Vui biết mấy nếu trái nho ở quê nhà đến lúc nào đó vừa lớn vừa ngọt, vừa có giá thành sao để người thu nhập thấp cũng có thể ăn nho thường xuyên mà phòng bệnh.

Ai ăn nho không mong ăn được trái nho dày thịt, mỏng vỏ, ngọt nước. Nhưng ngặt nỗi, lá nho và hạt nho mới là thành phần đáng tiền.

Rượu vang thường được đề cập hơn trái nho trong khi nếu không nhờ nho làm gì có rượu vang? Thôi thì ai uống được rượu vang cứ uống nhưng với người không muốn vướng vào ma men thì hãy chọn nước nho, vì nó cũng có tác dụng bảo vệ sức khỏe không kém rượu vang.

Theo nhiều chuyên gia ngành dinh dưỡng, nho là tặng vật của thiên nhiên dành cho người muốn đừng già trước tuổi. Nước nho vì thế nên có thường xuyên trên bàn ăn của người phải tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm, vì các nhà nghiên cứu đã chứng minh hợp chất flavon trong trái nho và lá nho có tác dụng kháng ôxy hóa tốt hơn sinh tố C và E. Không có gì khó hiểu nếu nhiều công ty mỹ phẩm đang áp dụng hoạt chất của trái nho trong kem dưỡng da chống nếp nhăn.

Thêm vào đó, thông qua tác dụng cải thiện chức năng biến dưỡng chất mỡ của lá gan, nho cộng hưởng với thuốc hạ chất mỡ trong máu. Nhờ chứa nhiều kalium nên nho còn có công năng chống huyết áp cao và ngừa bệnh mạch vành. Theo các nhà nghiên cứu ở ĐH Wisconsin (Mỹ), người thường ăn nho tránh được tai biến mạch máu não nhờ nho giữ máu loãng, bằng cách ngăn không cho tiểu cầu vô cớ kết dính trong mạch máu.

Ai ăn nho không mong ăn được trái nho dày thịt, mỏng vỏ, ngọt nước. Nhưng ngặt nỗi trên khía cạnh dược lý, lá nho và hạt nho mới là thành phần đáng tiền. Lý do là vì trong hạt nho có nhóm hoạt chất gọi tắt là OPC với công năng vừa chống lão hóa vừa chống ung thư. Tác dụng này thêm phần hoàn chỉnh nếu có sự hiện diện của sinh tố C nằm sẵn trong lá nho. Uổng ghê vì nếu lá nho và hạt nho đang được hàng loạt công ty dược phẩm, mỹ phẩm ở Âu, Mỹ tranh nhau xẻ thịt để tìm hoạt chất chống tuổi già, phòng ung bướu thì lá nho ở nước mình hầu như chỉ để cho... héo. Hạt nho dường như chỉ dùng để... phun chứ nhai luôn thì sợ đắng. Đáng lo hơn nữa là nho có hạt càng lúc càng lép vế trước nho không hạt.

Gần đây, có dịp ghé vùng Phan Rang thấy đây là vườn nho, kia là nguồn nước khoáng, biết tả sao cho xiết nỗi hân hoan của người tìm kiếm liệu pháp chống lão hóa, chẳng khác nào học trò “trúng tủ” khi mở đề thi. Vui biết mấy nếu trái nho ở quê nhà đến lúc nào đó vừa lớn vừa ngọt, vừa có giá thành sao để người thu nhập thấp cũng có thể ăn nho thường xuyên mà phòng bệnh.

Rất mong ông Ba Mọi và nông dân Phan Rang tiếp tục xây dựng uy tín thương hiệu cho giống nho nước Việt. Nhưng cũng mong các nhà sản xuất, từ rượu vang, nước nho cho đến nho khô... có thương người yêu nho thì thương cho trót. Xin đừng quẳng hạt mà nhớ để dành làm thuốc.