Những tưởng VFF đã thuận lòng để chung đường cùng các CLB đưa bóng đá nước nhà đi lên, nhưng ngay đó, VFF lại đưa ra đề án chuyển đổi mô hình công ty CP sang công ty TNHH để phù hợp hơn với sự phát triển, đồng thời tên gọi V.League SJC cũng được chuyển thành Công ty TNHH bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (V.League Co. Ltd).
Tại sao VFF đưa ra thay đổi này? Thấy ngay ý tưởng của VFF vẫn muốn là ông chủ của V.League. Vì thực chất đằng sau sự điều chuyển giữa 2 mô hình công ty là ở công ty TNHH sẽ không có Đại hội cổ đông (cụ thể VPF là VFF và 28 CLB) vốn là cơ quan quyền lực nhất của Công ty CP. Thay vào đó ở công ty TNHH, cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng thành viên sáng lập. Điểm tối quan trọng ở Hội đồng thành viên sáng lập là chủ thể nào có số vốn lớn nhất sẽ nắm quyền quyết định ở tất cả các vấn đề. Như vậy, với số vốn 36,5%, VFF vẫn sẽ là "ông chủ" của VPF. Để phủ quyết VFF, các cổ đông còn phải có sự đồng thuận phải lớn hơn 51% của VFF, tức tương đương 18 - 20 CLB. Đây là điều khó có thể xảy ra.
Để điều hành giải chuyên nghiệp một cách công minh, ở công ty CP có Ban kiểm soát do Hội đồng cổ đông bầu ra, hoạt động độc lập và kiểm soát Hội đồng quản trị cũng như nhiều bộ phận khác. Trong khi đó ở công ty TNHH cũng có HĐQT nhưng HĐQT lại "dưới quyền" của Hội đồng thành viên sáng lập. Hơn nữa, ở mô hình công ty TNHH vẫn có thể có Ban kiểm soát nhưng Ban này lại do Hội đồng thành viên lập ra, song quyền hạn sẽ rất hạn chế vì phụ thuộc vào tiếng nói của chủ thể nắm vốn lớn nhất như đã nêu ở trên.
Như vậy, hẳn ai cũng đã có thể hiểu rằng điểm cốt lõi của việc VPF chuyển từ công ty CP sang công ty TNHH thực chất là một "đường bóng đi lắt léo và rất … hiểm" để VFF vẫn giữ nguyên được quyền kiểm soát của mình và "miếng bánh" của mình thông qua số vốn áp đảo. “Đường ban” này còn tuyệt hơn ở chỗ là VFF được cái tiếng tốt là chịu "cải tổ" nhưng về bản chất thì đó vẫn là chuyện "bình mới rượu cũ".
Thì ra cái chuyện VPF từ ý tưởng của các ông bầu - những doanh nhân có tiếng là tính toán đâu ra đấy đến khi xúc tiến, nhiều người mới ngã ngửa thấy VFF còn là bậc thầy trong con tính hạch toán kinh doanh!
Điều đó chẳng lấy làm mừng cho làng bóng đá nước nhà. Chẳng biết đến bao giờ mới có một V-League mạnh, chẳng biết đến bao giờ, bóng đá Việt