Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Làm rõ vai trò trung tâm của đại biểu Quốc hội

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 16/6, Quốc hội đã thảo luận về Dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi).

 Đa số ý kiến tán thành với quy định số lượng đại biểu (ĐB) Quốc hội không quá 500 người và nâng cao tỷ lệ ĐB Quốc hội chuyên trách để đáp ứng yêu cầu đổi mới chất lượng hoạt động của Quốc hội, song với những mức độ khác nhau.

Cần tư duy phản biện

ĐB Nguyễn Văn Tuyết (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng: "Dự thảo Luật quy định ít nhất 35% ĐB chuyên trách là ít. Tôi đề nghị nâng lên 45% để có điều kiện đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội".
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hà (đoàn Hà Nội) phát biểu ý kiến tại buổi thảo luận.        Ảnh: TTXVN
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hà (đoàn Hà Nội) phát biểu ý kiến tại buổi thảo luận. Ảnh: TTXVN
Nhiều ý kiến đề nghị cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của ĐB Quốc hội chuyên trách để nâng cao
Điểm mới của Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) là quy định công dân có thể vào dự thính các kỳ họp Quốc hội. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quy định như vậy còn chung chung, cần cụ thể điều khoản này để các kỳ họp của Quốc hội diễn ra bình thường, công khai, minh bạch và người dân có thể giám sát.
chất lượng. ĐB Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) cho rằng: Tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất của ĐB chuyên trách phải được cụ thể hóa và phải cao hơn so với ĐB kiêm nhiệm, nếu không thì tăng số lượng cũng không nâng cao được chất lượng hoạt động mà còn phát sinh thêm chi phí gây tốn kém.

Cùng quan điểm này, tuy nhiên ĐB Trần Du Lịch (đoàn TP Hồ Chí Minh) góp ý: "Tôi đề nghị có một mục riêng quy định rõ ĐB chuyên trách là ai, quyền hạn trách nhiệm đến đâu và làm sao chấm dứt được tình trạng hành chính hóa? Với ĐB chuyên trách như hiện nay mà càng tăng số lượng chỉ tốn ngân sách mà không có lợi cho dân". ĐB Huỳnh Nghĩa (đoàn Đà Nẵng) cho rằng: Đọc 5 tiêu chuẩn của ĐB Quốc hội ở Dự Luật tưởng là đầy đủ nhưng suy đi nghĩ lại vẫn còn thiếu tiêu chuẩn riêng. Đó là tư duy phản biện. Hiện nay khá nhiều cán bộ công chức dễ chấp nhận sự tròn trịa. Phản biện không phải là “bới bèo ra bọ” mà phản biện là dân chủ, tiêu chuẩn rất cần của ĐB cơ quan dân cử". Nhiều ý kiến cũng đề nghị làm rõ vai trò trung tâm của ĐB, coi việc gắn bó với cử tri là một trong những điều kiện tối thiểu phải đáp ứng.

Nên có chế tài cụ thể

Trong phiên họp chiều, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng tuổi hưu nên thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động, đồng thời cách tính lương hưu phải phù hợp với lộ trình lương hướng tới mục tiêu tính đúng, tính đủ. Quy định mới trong Dự Luật về việc mở rộng đối tượng thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc với người lao động có hợp đồng lao động 3 tháng nhận được nhiều sự tán thành của ĐB Quốc hội. Tuy nhiên, ĐB Hồ Thị Thủy (đoàn Vĩnh Phúc) góp ý: Hiện nay, chế tài xử lý với doanh nghiệp "trốn" đóng BHXH vẫn không đủ sức răn đe. Do đó, để đảm bảo tính khả thi rất cần những chế tài cụ thể đi kèm. ĐB Nguyễn Thị Thanh (đoàn Ninh Bình) và nhiều ĐB khác đề xuất cần đưa thêm đối tượng là cán bộ không chuyên trách tại các xã phường, thị trấn vào diện đóng BHXH bắt buộc. "Lượng cán bộ này chiếm tới 50% số lượng cán bộ cơ sở, và phần lớn là bộ đội xuất ngũ, thanh niên trưởng thành từ cơ sở… nhưng lại chưa có quy định về chế độ BHXH, tạo nên tâm lý không an tâm. Đây cũng là vấn đề cử tri liên tục kiến nghị" - ĐB Nguyễn Thị Thanh lý giải.

Thời gian đóng BHXH tăng (đồng nghĩa với tăng tuổi nghỉ hưu) không nhận được sự đồng tình của nhiều ĐB Quốc hội. ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà (đoàn Hà Nội) cho rằng: Mặc dù việc này là cần thiết, nhưng đã có quy định trong Bộ luật Lao động. Vấn đề hiện nay là Chính phủ nên có hướng dẫn cụ thể để thi hành, đồng thời có sự rà soát, đánh giá từ thực tế, cần thiết thì mở  rộng đối tượng tăng tuổi hưu, không nên đưa vào Dự Luật này. Nhiều ĐB cho rằng, không nên lấy việc vỡ quỹ BHXH làm nguyên cớ để tăng tuổi hưu, bởi vỡ quỹ còn do nhiều nguyên nhân như trốn đóng, chậm đóng BHXH… Dự Luật chỉ nên bàn đến điều kiện để được nghỉ hưu. Có ĐB đặt vấn đề, hiện có 1/3 số lượng người đóng BHXH bắt buộc chưa thu được, cần những giải pháp để thu cho đầy đủ.

Về thay đổi cách tính mức lương hưu hàng tháng của người lao động, nhiều ĐB đồng tình với quy định tính lương hưu của khối lao động thuộc cơ quan Nhà nước dựa trên bình quân mức đóng BHXH của tất cả các năm, thay vì đóng mức 10, 15 năm cuối như hiện nay. Bởi quy định này đảm bảo mục tiêu bình đẳng giữa mọi người lao động. Đồng thời, theo Dự Luật, đến năm 2035 mới có người hưởng lương hưu theo cách tính này, như vậy là  phù hợp với lộ trình lương tính đúng, tính đủ. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cách tính lương hưu này sẽ làm giảm tiền lương hưu, khiến cho việc thu hút người tài vào khu vực công không còn hấp dẫn ở mức lương…

Trước tình trạng vi phạm Luật BHXH ngày càng gia tăng, số nợ BHXH theo thống kê là trên 11.000 tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, nhiều ý kiến cũng đồng tình tăng thêm chức năng thanh tra chuyên ngành cho cơ quan BHXH.

Chiều 16/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.