Tiếp thu dân ý...
Cùng với 16 đợt giao lưu trực tuyến (từ năm 2005), buổi giao lưu của Bộ TN&MT (ngày 7/11) thực sự đã trở thành một kênh thông tin quan trọng; nhằm tiếp nhận, giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của người dân và DN. Phát hiện và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Các cán bộ lãnh đạo |
Ông Tăng Thế Cường – Chánh Văn phòng Bộ TN &MT cho biết: Việc tiếp nhận các câu hỏi của người dân và DN được bắt đầu từ ngày 1/11. Tính đến 17 giờ ngày 7/11, có 667 câu hỏi được gửi đến Bộ và 63 Sở TN&MT. Đã có 264 câu hỏi (gửi đến Bộ) và 403 câu hỏi (gửi đến các Sở TN&MT); Bộ cùng các Sở đã trả lời được 345 câu (chiếm 62,5% tổng số câu hỏi hợp lệ - Bộ đã trả lời và công bố trên mạng 112 câu hỏi). Trong các câu hỏi, đất đai chiếm tới 347 câu - tập trung chủ yếu vào nội dung: Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dự án treo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khoáng sản có 34 câu hỏi; chủ yếu liên quan đến tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Quyền lợi của người dân và địa phương (nơi có mỏ khai thác); đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường... Môi trường có 83 câu hỏi, nội dung xoay quanh báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường. Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường trong khai thác khoáng sản; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường... Tài nguyên nước (39 câu), xoáy vào nội dung cấp phép xả nước thải vào nguồn nước; khai thác sử dụng nước dưới đất; xử lý vi phạm về tài nguyên nước...
Điều chỉnh chính sách
Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà: Thực hiện chủ trương xây dựng "Chính phủ kiến tạo, lấy người dân, DN là đối tượng phục vụ; thời gian qua, Bộ TN&MT đã luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về TN&MT. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ đã được ban hành; tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ, đồng bộ, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về TN&MT. Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật cũng như các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước; Bộ luôn rà soát, đơn giản hóa theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và DN, cắt giảm chi phí tuân thủ các thủ tục của xã hội. "Các lĩnh vực có liên quan đến nhiều người dân và DN đã cắt giảm, đơn giản hóa mạnh thủ tục hành chính. Chẳng hạn trong lĩnh vực quản lý đất đai: Đã giảm 30 thủ tục đối với nơi đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai; 9 thủ tục đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai. Một số thủ tục con hoặc công việc không cần thiết trong giao, cho thuê và đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được bãi bỏ. Thời gian thực hiện thủ tục giảm (so với trước đây) đối với tất cả các thủ tục. Đơn giản hóa thành phần hồ sơ và số lượng hồ sơ phải nộp. Lĩnh vực khoáng sản đã cắt giảm gần 40% thủ tục hành chính không cần thiết..." - Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết.
"Mặc dù vậy, một số cơ chế, chính sách hiện vẫn còn bất cập, chưa theo kịp thực tiễn, chưa bắt kịp cơ chế thị trường và yêu cầu của quá trình hội nhập dẫn đến hiệu quả giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn chưa kịp thời, nhất là trong các lĩnh vực quản lý đất đai, môi trường, quản lý tài nguyên nước” - Bộ Trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận.
Sau giao lưu trực tuyến, Bộ trưởng |