Quy định tại Chỉ thị số 10/CT-UBND Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2013 về việc tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập đã nêu rõ: Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa công tác y tế, Thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách để các cơ sở y, dược ngoài công lập có điều kiện phát triển. Với hệ thống y, dược ngoài công lập trải rộng trên địa bàn Thành phố, trong đó nhiều cơ sở có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại và ứng đụng kỹ thuật cao góp phần đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân Hà Nội cũng như các tỉnh trong khu vực. Đồng thời giúp giảm quá tải cho các bệnh viện công lập, đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc, sức khỏe nhân dân. Trước thực tế đó, để thực hiện tốt quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y, dược ngoài công lập nhằm phát huy những mặt tích cực, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Y tế: Chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở y, dược ngoài công lập hoạt động trên địạ bàn Thành phố...Phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy định, quy chế chuyên môn, quy chế bệnh án, chẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc điều trị và các quy định của pháp luật về hành nghề y dược ngoài công lập; nâng cao Y đức của người hành nghề khám, chữa bệnh. Ngoài ra còn có các cơ quan: Công an Thành phố, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông.. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, cùng tham gia vào quản lý các cơ sở y tế ngoài công lập. Chúng ta đã phải đưa rất nhiều cơ quan vào quản lý các cơ sở y tế ngoài công lập để họ tạo ra những mặt tích cực. Thế nhưng trên thực tế đó chỉ là sự thừa nhận về mặt hình thức mà thiếu đi nội dung quan trọng. Cụ thể là khi những văn bản, kết quả xét nghiệm của các cơ sở ngoài công lập vẫn còn trong thời gian hiệu lực, được chuyển theo chủ thể vào các cơ sở công lập nhưng không được sử dụng. Chủ thể đi làm xét nghiệm lại từ đầu mà không cần phải giải thích. Việc làm trên làm lãng phí thời gian, tiền bạc của người bệnh và gây bức xúc cho dư luận về tính đồng nhất trong quản lý ngành y, dược. Ngay cả giữa các cơ quan y tế công lập với với nhau khi chuyển từ viện này sang viện khác thì vấn đề kiểm tra xét nghiệm lại là đương nhiên. Ngay cả người bệnh cũng rất khổ khi đang đau đớn thì phải kiểm tra đi, kiểm tra lại. Trong khi đó kết quả xét nghiệm của bệnh viện khác cấp tương đương ký còn chưa ráo mực. Một vòng luẩn quẩn làm cho sự tín nhiệm của nhân dân vào công tác chữa trị bệnh tại các bệnh viện là thấp. Theo tôi thì nên đưa ra quy định cụ thể thống nhất việc sử dụng kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện mà không kể công hay tư. Mục đích cuối cùng là phục vụ nhân dân diều trị, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Tránh được các phiền hà khi đi điều trị bệnh.