Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Về cơ cấu tổ chức, lãnh đạo BQL có Trưởng ban và không quá 3 Phó Trưởng ban. Trưởng ban do Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang bổ nhiệm, miễn nhiệm; Phó Trưởng ban do Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.

KTĐT - Về cơ cấu tổ chức, lãnh đạo BQL có Trưởng ban và không quá 3 Phó Trưởng ban. Trưởng ban do Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang bổ nhiệm, miễn nhiệm; Phó Trưởng ban do Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Quản lý (BQL) Khu kinh tế (KKT) tỉnh Kiên Giang trên cơ sở hợp nhất BQL các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Kiên Giang và BQL KKT cửa khẩu Hà Tiên. 
 
BQL là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Kiên Giang, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các KCN, KKT và KKT cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong các KCN, KKT, KKT cửa khẩu trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Về cơ cấu tổ chức, lãnh đạo BQL có Trưởng ban và không quá 3 Phó Trưởng ban. Trưởng ban do Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang bổ nhiệm, miễn nhiệm; Phó Trưởng ban do Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.

Ngoài ra, BQL có Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đại diện BQL tại KCN, KKT, KKT cửa khẩu, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Biên chế công chức và biên chế sự nghiệp của BQL được tính trong tổng số biên chế của UBND tỉnh Kiên Giang.

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đã quy hoạch 6 KCN gồm: KCN Thạnh Lộc, KCN Tắc Cậu (huyện Châu Thành), KCN Thuận Yên (thị xã Hà Tiên), KCN Kiên Lương 2, KCN Xẻo Rô (huyện An Biên) và KCN nhà máy nhiệt điện và sản xuất - dịch vụ khác (huyện Kiên Lương). Các KCN này đang mời gọi các nhà doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và nước ngoài đầu tư.

Các KCN này là tiềm năng và cơ hội cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào Kiên Giang, sẽ tạo ra giá trị sản xuất mới, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho từng địa phương trong tỉnh; giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động có thu nhập ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn quy hoạch của ngành công nghiệp tỉnh từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.